vĐồng tin tức tài chính 365

Trẻ chán ăn, bị xanh xao, gầy ốm... có lý do nhiễm giun?

2023-03-14 08:47
Trẻ chán ăn, bị xanh xao, gầy ốm... có lý do nhiễm giun? - Ảnh 1.

Bàn tay nhiễm giun lươn - Ảnh: Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM

Bác sĩ CKI Phạm Thị Mỹ Anh, khoa nhi Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), cho biết các loại giun đường ruột ở người chủ yếu gồm giun đũa, giun tóc và giun móc. Nhiễm giun đường ruột là nhóm bệnh lây ít được quan tâm do các biểu hiện không rầm rộ như nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính khác.

Các biểu hiện của nhiễm giun phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng giun, thời gian nhiễm, cơ quan nhiễm, sức đề kháng, tình trạng dinh dưỡng của cơ thể. Triệu chứng nhiễm giun đường ruột không chỉ ở đường ruột mà còn có thể ở các cơ quan khác.

Nhìn chung có thể nghi ngờ nhiễm giun khi trẻ có những biểu hiện như gầy yếu, da xanh xao, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, bụng chướng, có thể có tiêu phân nhầy máu kéo dài), có thể có triệu chứng hô hấp khi ấu trùng một vài loại giun di chuyển qua phổi.

Ở trẻ nhiễm giun kim sẽ thường quấy khóc ban đêm do ngứa hậu môn hoặc khi giun bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm, bò vào đường tiểu gây triệu chứng tiểu lắt nhắt.

Trả lời câu hỏi trẻ dưới 2 tuổi có nên tẩy giun hay không? Bác sĩ CKI Mỹ Anh dẫn thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun), cho tất cả những người nguy cơ sống trong vùng lưu hành bệnh mà không cần chẩn đoán xét nghiệm trước đó. 

Tần suất tẩy giun là 1 - 2 lần/năm tùy theo tình hình dịch tễ bệnh của từng địa phương.

Thống kê chung cho thấy tỉ lệ nhiễm giun sán trung bình ở Việt Nam là từ 10 - 65%, vì vậy từ năm 2016 Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo nên bắt đầu uống thuốc sổ giun thường quy cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.

Thuốc có thể uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Đối với trẻ nhỏ chưa uống được thuốc viên, nên nghiền thuốc hòa tan.

Tuy nhiên cần lưu ý không nên uống thuốc sổ giun khi trẻ đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt; người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc; phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi không uống thuốc sổ giun thường quy, trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ. Trẻ mắc các bệnh mãn tính như bệnh thận, tim, suy gan, hen… nên tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Bác sĩ CKI Phạm Thị Mỹ Anh cho hay, giun được truyền qua trứng có trong phân của người bị nhiễm bệnh. Giun trưởng thành sinh sống trong ruột người, chúng có thể đẻ hàng ngàn trứng mỗi ngày. Ở những khu vực tình trạng vệ sinh kém, trứng giun gây ô nhiễm đất.

Trứng bám vào rau quả được đưa vào đường tiêu hóa khi con người ăn rau quả không được rửa sạch và nấu chín kỹ, từ các nguồn nước bị ô nhiễm. Trẻ em bị nhiễm bệnh khi chơi ở nơi đất bị nhiễm trứng giun và sau đó cho tay vào miệng mà không rửa sạch trước đó.

Để phòng tránh nhiễm giun, bác sĩ Mỹ Anh khuyến cáo cần vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi đùa, sau khi tiếp xúc với đất và sau khi đi đại tiện); luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay; luôn đi giày, dép, không ngồi lê trên đất, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Bên cạnh đó phải ăn uống bảo đảm vệ sinh, ăn chín, uống chín. Cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch, vệ sinh môi trường, tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

Áp xe gan, sưng nề ngực do nhiễm giun, sán từ thói quen Áp xe gan, sưng nề ngực do nhiễm giun, sán từ thói quen 'ăn đồ tươi sống'

TTO - Các chuyên gia về y tế cho biết gần đây tình trạng người dân nhiễm ký sinh trùng đang gia tăng do ảnh hưởng trào lưu ăn đồ tươi sống như hải sản sống, nhưng không kiểm soát được nguồn thực phẩm.

giun sán

Xem thêm: mth.96241118041303202-nuig-meihn-od-yl-oc-mo-yag-oax-hnax-ib-na-nahc-ert/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trẻ chán ăn, bị xanh xao, gầy ốm... có lý do nhiễm giun?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools