Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo giới thiệu ý kiến của phụ huynh Hải Hậu.
"Để tránh bị kẻ gian lừa đảo, vừa qua ngành giáo dục - đào tạo nhiều nơi đã ra văn bản yêu cầu các trường công khai đường dây nóng đảm bảo kết nối giữa nhà trường và phụ huynh.
Thế nhưng…
Mỏi mắt tìm số đường dây nóng!
Tuần trước, dồn dập thông tin nhiều phụ huynh ở TP.HCM bị lừa chuyển tiền hàng trăm triệu đồng vì kịch bản "con đang cấp cứu".
Cô giáo chủ nhiệm trường tiểu học của con tôi nhắn vào group của lớp: "Kính gởi quý cha mẹ học sinh! Khi cần thông tin liên quan đến việc học tập, rèn luyện, sinh hoạt của học sinh tại nhà trường kính đề nghị quý cha mẹ học sinh liên hệ trực tiếp giáo viên chủ nhiệm, hoặc liên hệ số điện thoại đường dây nóng của nhà trường. Tuyệt đối không thực hiện các yêu cầu qua điện thoại của các đối tượng mạo danh nhà trường".
Sau đó, trên Facebook của trường mầm non nơi con gái út của tôi đang theo học cũng đăng dòng thông báo y chang. Thế nhưng, phụ huynh ngỡ ngàng vì trong cảnh báo trên của cả hai trường đều không thấy số điện thoại đường dây nóng, cũng như thông tin người phụ trách tiếp nhận.
Tôi đành vào trang thông tin của trường tiểu học và mầm non trên tìm số đường dây nóng. Sau một lúc loay hoay, đến phần Liên hệ trên trang web nhà trường mới thấy số điện thoại bàn.
Thế nhưng khi gọi vào cả hai số này đều chỉ nghe đổ chuông nhưng không có ai bắt máy. Trên trang thông tin của cả hai trường cũng không thấy cập nhật cảnh báo chống lừa đảo cho phụ huynh.
"Siêu ứng dụng" chỉ để điểm danh?!
Trước kịch bản lừa đảo chuẩn bị bài bản khiến phụ huynh rối trí dễ bị rơi vào bẫy, việc tăng cường các biện pháp kết nối giữa nhà trường và phụ huynh đòi hỏi ngày càng phải thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn.
Thế nhưng thực tế hiện nay, phần lớn liên lạc giữa phụ huynh và nhà trường chỉ dựa vào kênh kết nối chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm. Trường hợp giáo viên chủ nhiệm đang trong giờ dạy học không nghe được điện thoại, phụ huynh mất cơ hội xác minh thông tin, rất dễ bị dồn ép dính vào bẫy lừa chuyển tiền!
Tại trường tiểu học của con tôi, mỗi năm học phụ huynh đóng hơn một trăm ngàn để dùng một phần mềm kiểu như sổ liên lạc điện tử. Phần mềm này được quảng cáo là một "siêu ứng dụng" cho phép hỗ trợ công tác chuyển đổi số trên các lĩnh vực: quản lý điều hành, truyền thông giáo dục và kết nối gia đình - nhà trường.
Thế nhưng gần một năm sử dụng, chúng tôi nhận thấy dường như "siêu ứng dụng" này chỉ để dành cho việc điểm danh.
Dở khóc dở cười với phần mềm này khi có nhiều ngày học sinh đến lớp từ sáng nhưng đến chiều phụ huynh mới nhận được thông báo "con đã đến lớp". Vậy nên dễ hiểu những thông tin "nóng" như chuyện cảnh báo lừa đảo chuyển tiền không hề được cập nhật trên "siêu ứng dụng" truyền thông giáo dục này.
Có thể nói hiện nay có rất nhiều kênh liên lạc để tăng cường kết nối giữa gia đình - nhà trường.
Qua chuyện lừa đảo chuyển tiền, cần kịp thời bịt ngay lỗ hổng trong việc kết nối này, từ chuyện nhà trường công khai số đường dây nóng để phụ huynh nằm lòng đến chuyện cập nhật sổ liên lạc điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn…".
HẢI HẬU
Thăm dò ý kiến
Vừa qua, ở một số trường học xảy ra các vụ lừa đảo mất nhân tính như giả danh nhà trường báo tin giả học sinh bị tai nạn để trục lợi. Là phụ huynh học sinh, bạn chọn cách nào để không dính bẫy:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Trưởng Công an huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa có quyết định xử phạt hai người liên quan đến việc chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an sai quy định.
Xem thêm: mth.80242511151303202-gnon-gnohk-oas-coh-gnourt-o-oad-aul-gnohc-gnon-yad-gnoud/nv.ertiout