Số liệu về sản xuất công nghiệp trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 tăng 2,4%, thấp hơn mức thăm dò của Reuters trước đó là 2,6%. Doanh số bán lẻ tăng 3,5%. Hầu hết các danh mục trong doanh số bán lẻ đều tăng nhưng các mặt hàng ô tô và thiết bị gia dụng có giá trị lớn lại chứng kiến doanh số bán hàng giảm.
Đầu tư tài sản cố định tăng 5,5%, vượt qua kỳ vọng. Tuy nhiên, trong danh mục đó, đầu tư vào bất động sản đã giảm tổng cộng 5,7% trong tháng 1 và 2, so với một năm trước. Đầu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất cũng tăng với tốc độ chậm hơn trong hai tháng đầu năm nay so với năm 2022.

Số liệu kinh tế được tổng hợp cả tháng 1 và tháng 2 - theo thông lệ của Cục thống kê Trung Quốc - để tránh những biến số như dịp Tết Nguyên đán.
Chính quyền Trung Quốc trong tháng này đã công bố mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% - điều mà tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cảnh báo sẽ không dễ dàng để đạt được.

VTV.vn - Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 đều giảm, tạo thêm áp lực lên cỗ máy kinh tế đang dần phục hồi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.31394425151303202-hnahn-ioh-cuhp-eht-auhc-nav-couq-gnurt-et-hnik/et-hnik/nv.vtv