vĐồng tin tức tài chính 365

Microsoft sẽ tích hợp ChatGPT vào các ứng dụng hỗ trợ giáo viên

2023-03-18 17:26
Microsoft sẽ tích hợp ChatGPT vào các ứng dụng hỗ trợ giáo viên - Ảnh 1.

Bà Phan Tú Quyên chia sẻ về khả năng giáo viên làm chủ các công nghệ mới, trong đó có ChatGPT - Ảnh: TÂN MAI

Câu chuyện ứng dụng công nghệ vào dạy học, trong đó có ChatGPT, được nhiều chuyên gia đề cập trong diễn đàn "Đổi mới sáng tạo giáo dục Việt Nam trên nền tảng công nghệ thông tin 2022 - 2023", do Microsoft kết hợp cùng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức sáng 18-3.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ "Ngày hội trường học sáng tạo - E2 Việt Nam" diễn ra tại Trường THPT Lê Quý Đôn - Long Bình Tân (TP Biên Hòa).

Bà Phan Tú Quyên, giám đốc vận hành Microsoft Việt Nam, cho biết ChatGPT, sản phẩm hợp tác giữa Microsoft và OpenAI, là chủ đề "nóng" được đề cập trong nhiều diễn đàn công nghệ thời gian qua.

Sự xuất hiện của ChatGPT đặt ra nhiều vấn đề, nhất là với giáo dục. Một số chuyên gia đã lên tiếng về những tác động, ảnh hưởng của ChatGPT đến công việc của giáo viên.

Trước xu hướng này, bà Phan Tú Quyên cho biết sắp tới, ChatGPT sẽ được Microsoft tích hợp vào nhiều ứng dụng, trong đó có các ứng dụng mà nhiều giáo viên đang sử dụng như Microsoft 365.

Microsoft 365 là phiên bản đám mây của các phần mềm thông dụng của Microsoft, trong đó có Word, Excel, PowerPoint,…

Từ đó, theo bà Quyên, các giáo viên khi sử dụng những phần mềm sẽ nhận được rất nhiều hỗ trợ từ công nghệ, giúp giảm bớt gánh nặng tìm kiếm thông tin, đồng thời gia tăng giá trị, chất lượng cho mỗi bài giảng của mình.

Thời gian qua, Microsoft đã trao hơn 8 triệu tài khoản Microsoft 365 miễn phí cho giáo viên cả nước. Đơn vị này sẽ triển khai thêm một số dự án phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng công nghệ cho giáo viên Việt Nam.

Microsoft sẽ tích hợp ChatGPT vào các ứng dụng hỗ trợ giáo viên - Ảnh 2.

Cục trưởng Vũ Minh Đức phát biểu trong phần khai mạc "Ngày hội trường học sáng tạo - E2 Việt Nam" diễn ra tại Trường THPT Lê Quý Đôn - Long Bình Tân (TP Biên Hòa) sáng 18-3 - Ảnh: TÂN MAI

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên lề diễn đàn, ông Vũ Minh Đức - cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - cho rằng dù hiện đã có nhiều cơ hội cho giáo viên tiếp xúc với các chương trình đào tạo công nghệ, nhưng vẫn còn sự chênh lệch nhất định giữa các trường công và tư. Đặc biệt, giáo viên vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thiệt thòi.

Ông Vũ Minh Đức chia sẻ trong thời gian tới cục sẽ tiếp tục phát triển các module đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin mới cho giáo viên cả nước. Các module này sẽ được đăng tải trên hệ thống đào tạo trực tuyến LMS cho giáo viên cả nước - hiện đã có hơn 800.000 giáo viên có tài khoản.

Tại đây, các module đào tạo về chuyển đổi số sẽ được đăng tải với hướng dẫn chi tiết cho giáo viên có thể học ở bất kỳ đâu. 

Mỗi module sẽ được thiết kế theo mô hình "7-2-7", trong đó có 7 ngày giáo viên độc lập nghiên cứu tài liệu, 2 ngày được gặp gỡ trực tuyến các chuyên gia trong lĩnh vực, và 7 ngày còn lại sẽ làm bài tập, dự án gửi về hệ thống đánh giá.

Nếu có câu hỏi, thắc mắc về chuyên môn, giáo viên sẽ có thể chat trực tiếp trên hệ thống LMS và được liên kết với các chuyên gia giải đáp. Ông Đức kỳ vọng hệ thống này trong thời gian tới có thể giúp giáo viên vùng sâu, vùng xa nâng cao kỹ năng số.

"ChatGPT hay công nghệ không lấy đi cơ hội của nhà giáo nếu chúng ta làm chủ được công nghệ. Nghề giáo là nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. 

Ứng dụng công nghệ vào bài giảng sẽ giúp bài giảng trở nên sinh động hơn, cuốn hút hơn với học sinh, và giảm được căng thẳng cho giáo viên", Cục trưởng Vũ Minh Đức nói thêm.

Microsoft sẽ tích hợp ChatGPT vào các ứng dụng hỗ trợ giáo viên - Ảnh 3.

Các giáo viên có sản phẩm trong top 150 sản phẩm xuất sắc nhất tại diễn đàn "Đổi mới sáng tạo giáo dục Việt Nam trên nền tảng công nghệ thông tin 2022 - 2023" - Ảnh: TÂN MAI

Trong khi đó, ông Võ Ngọc Thạch, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, nêu góc nhìn về sự kiến tạo môi trường chuyển đổi số cho giáo viên địa phương. Sự kiến tạo này cần được lãnh đạo ngành giáo dục của tỉnh quan tâm và tìm cách thúc đẩy bằng những hoạt động thực chất.

Ông Thạch ví dụ hằng năm tỉnh thường tổ chức nhiều cuộc thi cho học sinh, giáo viên tranh tài ứng dụng công nghệ thông tin với nhau. Bên cạnh đó là những sự kiện, diễn đàn giúp giáo viên có thể gặp gỡ, học hỏi về công nghệ lẫn nhau và học qua các chuyên gia trong ngành.

Giáo viên còn được tham gia các hoạt động sáng tạo giải pháp đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. 

Theo ông Thạch, trong quá trình ứng dụng công nghệ vào trường học, thay đổi nhận thức cho giáo viên là việc quan trọng hơn. Dù vậy, các giải pháp hiệu quả đều sẽ được giới thiệu, nhân rộng.

Học trực tuyến thời ChatGPTHọc trực tuyến thời ChatGPT

Học trực tuyến đã không còn quá xa lạ với học sinh, sinh viên và cả người dạy hiện nay, nhất là bối cảnh dịch bệnh và sự phát triển quá nhanh của công nghệ.

Xem thêm: mth.4635914181303202-neiv-oaig-ort-oh-gnud-gnu-cac-oav-tpgtahc-poh-hcit-es-tfosorcim/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Microsoft sẽ tích hợp ChatGPT vào các ứng dụng hỗ trợ giáo viên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools