Đây là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Chuyến đi là kết quả của một loạt các hoạt động xúc tiến đầu tư trong một năm qua. Trong đó nổi bật là các hội nghị xúc tiến được tổ chức nhân chuyến thăm và làm việc tại Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng 5/2022.
Công ty Năng lượng Việt Nam ECV có trụ sở tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ, đang chuẩn bị về nhân lực và năng lực tài chính để thực hiện theo đúng kế hoạch dự án điện khí LNG Kê Gà tại tỉnh Bình Thuận, sau khi đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
"Năm ngoái, dự hội nghị với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng tôi được Bộ Công Thương cho biết Việt Nam có nhu cầu vốn từ 8 - 14 tỷ USD mỗi năm cho đầu tư các dự án điện. Trong một năm qua, chưa có khoản đầu tư mới nào được cấp phép. Việt Nam hiện cần từ 9 - 16 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2030, nếu không có khoản đầu tư mới được cấp phép trong năm nay, con số này có thể sẽ lên 10 -18 tỷ USD mỗi năm. Công ty chúng tôi, chỉ tập trung đầu tư dài hạn vào dự án năng lượng tại Việt Nam và hỗ trợ cơ sở hạ tầng càng nhiều càng tốt cho Việt Nam", ông David Lewis, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Năng lượng Việt Nam ECV, cho biết.
Năm 2022, Việt Nam đã trở thành 1 trong 8 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
ECV là 1 trong hơn 40 doanh nghiệp sẽ tham gia 2 phái đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến Việt Nam trong các ngày từ 21 - 24/3. Đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, năng lượng, logistics, hàng không, công nghệ thông tin, ô tô, sản xuất hàng tiêu dùng, du lịch, khách sạn. Một phái đoàn khác bao gồm 15 doanh nghiệp chuyên về y tế, dược và khoa học, cũng sẽ làm việc với các đối tác Việt Nam.
"Có hai lĩnh vực mà chúng tôi sẽ tập trung thảo luận với các đối tác Việt Nam. Thứ nhất là chuyển đổi năng lượng, để Việt nam đạt mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050. Thứ hai là chuyển đổi số, đây là điều đang diễn ra và sẽ đưa Việt Nam ở vào một vị thế mới trong cuộc cạnh tranh số. Mỹ có nhiều doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực này và sẵn sàng trở thành những đối tác của Việt Nam. Việt Nam đang trở thành một thành viên tích cực trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trong những lĩnh vực rất quan trọng, như điện tử, như việc Intel đã có nhà máy sản xuất chip điện tử ở Việt Nam", ông Ted Osius, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, thông tin.
Năm 2022, Việt Nam đã trở thành 1 trong 8 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Kinh doanh với Việt Nam được chờ đợi sẽ trở thành một xu hướng của các doanh nghiệp Mỹ trong bối cảnh các căng thẳng, tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
VTV.vn - Nhiều doanh nghiệp từ Na Uy - đất nước vận hành trang trại gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, đang có kế hoạch đầu tư mạnh vào điện gió ngoài khơi của Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.69212659002303202-ut-uad-ioh-oc-mit-man-teiv-ned-pas-ym-peihgn-hnaod-naod/et-hnik/nv.vtv