vĐồng tin tức tài chính 365

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình: Tình trạng thẩm phán nể nang khi giải quyết án hành chính không nhiều

2023-03-20 11:04

Ngày 20-3, Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp chất vất đối với lĩnh vực toà án và viện kiểm sát nhân dân.

Báo cáo tại phiên chất vấn, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết trong giai đoạn từ năm 2018-2022, liên quan đến các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, tòa án các cấp đã thụ lý hơn 12.700 vụ; xét xử hơn 12.200 vụ với khoảng 25.000 bị cáo

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình: Tình trạng thẩm phán nể nang khi giải quyết án hành chính không nhiều ảnh 1

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: HĐ

Trước câu hỏi của đại biểu Mai Phương Hoa (Nam Định) về vấn đề tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan vẫn cao, trong đó một phần nguyên nhân là bộ phận thẩm phán còn nể nang, ngại va chạm với các cơ quan nhà nước.

Chánh án TAND Tối cao cho biết tình trạng thẩm phán nể nang khi giải quyết các vụ án hành chính là có, nhưng số lượng không nhiều và đây cũng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc huỷ, sửa án cao.

"Nguyên nhân chính là trong các vụ án hành chính thì việc cung cấp tài liệu của UBND các cấp cho người dân là không đầy đủ. Hai là sự tham gia, đối thoại trước khi xét xử của người có thẩm quyền, người bị kiện (chủ tịch UBND các cấp) rất hạn chế"- ông Bình nói.

Về vấn đề xét xử các phiên toà trực tuyến, ông Bình cho biết đến nay đã xét xử 5.400 vụ án trực tuyến đảm bảo việc xét xử đúng theo quy định của pháp luật, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

"Thời điểm đầu chúng tôi đã có phiên toà mẫu để các địa phương tham khảo áp dụng. Lúc đầu anh em còn lúng túng, tuy nhiên hiện nay việc xét xử trực tuyến đã được thực hiện thành thục"- ông Bình thông tin.

Giải thích vì sao tỷ lệ vụ án được xét xử trực tuyến hiện nay vẫn thấp, người đứng đầu ngành toà án cho biết khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề kinh phí, trang bị cơ sở vật chất cho các phiên toà trực tuyến hiện nay còn thiếu thốn dù Quốc hội đã thông qua Nghị quyết và yêu cầu Chính phủ phải có nguồn lực để chuẩn bị cho xét xử trực tuyến. Ngoài ra, các vụ án xét xử trực tuyến phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau chứ không phải áp dụng cho tất cả các vụ.

Liên quan đến vấn đề biên chế trong ngành toà án, ông Nguyễn Hoà Bình cho biết hiện nay ngành toà án hiện có khoảng 15.500 biên chế, tỷ lệ người nghỉ là gần 5% (khoảng 700-800 người).

Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Toà án hàng năm chỉ tuyển 300 chỉ tiêu, do đó hiện nay vẫn còn dư khoảng 400 chỉ tiêu cho các nguồn bên ngoài, không ảnh hưởng đến quyền lợi, nguyện vọng của sinh viên các trường khác.

HỮU ĐĂNG

Xem thêm: lmth.186427tsop-ueihn-gnohk-hnihc-hnah-na-teyuq-iaig-ihk-gnan-en-nahp-maht-gnart-hnit-hnib-aoh-neyugn-oac-iot-dnat-na-hnahc/nv.olp

“Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình: Tình trạng thẩm phán nể nang khi giải quyết án hành chính không nhiều”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools