Trong tháng 3 này, công ty PouYuen - chuyên gia công giày xuất khẩu có văn bản gửi cơ quan chức năng về việc thực hiện thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với gần 2.400 công nhân do khó khăn về đơn hàng.
Với một công ty lớn, trước đây chỉ có tuyển lao động và tuyển không đủ mà giờ đây phải cho số lượng lớn công nhân nghỉ việc cho thấy các doanh nghiệp trong ngành da giày và dệt may đang thực sự rất khó khăn. Tuy nhiên các công ty trong ngành này đang cố gắng không cắt giảm lao động ồ ạt.
Nhiều lao động cho biết, thời điểm hiện tại họ đang khó khăn hơn cả dịp Tết vì khi đó vẫn còn đơn hàng để làm, có lương, có thưởng Tết. Nếu như những năm trước, doanh nghiệp thường ký được đơn hàng cho 6 tháng tiếp theo thì năm nay, hầu hết các doanh nghiệp chỉ có đơn hàng trong khoảng 2 - 3 tháng hoặc từng tháng một. Không những thế giá gia công cũng giảm.
Hiệp hội dệt may đã xác định năm nay có nhiều khó khăn, đơn hàng ít và thời gian ký ngắn nhưng các doanh nghiệp vẫn không cắt giảm lao động.
Các doanh nghiệp trong ngành da giày và dệt may đang thực sự rất khó khăn.
Ngành da giày khó khăn hơn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cắt giảm lao động. Nhiều nơi vẫn cố gắng giữ chân người lao động và hy vọng tình hình sẽ tốt hơn trong những tháng cuối năm 2023.
Ban đầu, công ty Pou Yuen định cắt giảm hơn 6.000 lao đông nhưng sau đó giảm xuống chỉ còn hơn 2.000 người. Ngành dệt may và da gày là hai ngành thâm dụng nhiều lao động nhưng việc cắt giảm lao động mới chỉ xảy ra ở một vài nơi. Ngoài lý do đơn hàng thì đây cũng là hoạt động cơ cấu lại lao động và áp dụng tự động hóa nhiều hơn để tăng năng suất.
Duy trì và tìm thêm việc làm mới
Ban đầu, công ty Pou Yuen định cắt giảm hơn 6.000 lao đông nhưng sau đó cắt giảm chỉ hơn 2.000 người. Duy trì được việc làm là một nỗ lực vô cùng lớn của các doanh nghiệp. Ở các ngành khác sử dụng nhiều lao động, dù đã gần hết quý I, song nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, sắp xếp tối ưu hóa sản xuất để "giữ việc" cho người lao động.
Tuyển dụng có chọn lọc, sắp xếp lại ca kíp hợp lý, chia đều việc… đó là cách Công Ty Điện tử TNHH BHflex Vina đang làm hiệu quả để mọi công nhân trong nhà máy đều có việc.
Ông Rail Woo - Trưởng Ban Nhân sự và Quan hệ Lao động, Công Ty Điện tử TNHH BHflex Vina cho biết: "Mặc dù tình hình kinh tế bị suy giảm toàn cầu sau đại dịch COVID-19, nhưng công ty chúng tôi vẫn tin tưởng và hiện tại vẫn đang mở rộng kinh doanh, chúng tôi đang tiếp tục mở rộng nhà máy mới ở phía sau nhà máy hiện có và dự định sẽ tiến hành tuyển dụng nhân lực bổ sung theo kế hoạch sản xuất trong năm nay".
Nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, sắp xếp tối ưu hóa sản xuất để "giữ việc" cho người lao động.
Sau 3 lần bàn bạc, thương lượng, Công ty Ohashi Tekko Việt Nam đã cam kết không sa thải lao động, thậm chí còn có kế hoạch tuyển dụng thêm 10%.
Người lao động được xem như là "mạch máu" giúp doanh nghiệp phục hồi, sản xuất. Do đó, giữ việc làm cho họ là vấn đề mấu chốt. Nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách để khôi phục và thậm chí tăng đơn hàng.
"Năm ngoái, có rất ít việc làm do ảnh hưởng của COVID-19 vì thiếu chất bán dẫn. Trong năm nay chúng tôi sẽ khôi phục sản xuất và dự định nhận chuyển giao từ Nhật Bản nhiều đơn hàng sản xuất bàn đạp chân ga. Để tăng khối lượng công việc trong tương lai, chúng tôi đã mở rộng nhà máy và sẽ tuyển thêm lao động", ông Kagami Masaobu - Tổng Giám đốc Công ty Ohashi Tekko Việt Nam cho biết.
Trong ngắn hạn nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để giữ chân lao động. Đây là thực tế đã được ghi nhận từ năm ngoái, khi COVID-19 bùng phát. Những công nhân còn trụ lại được với công ty cũng chính là những người giờ đây có việc làm ổn định.
Rà soát hỗ trợ người lao động
Bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, các tổ chức công đoàn cũng đang tìm cách hỗ trợ người lao động trong lúc chờ đơn hàng mới về. Tại thời điểm này, các cán bộ công đoàn cơ sở tại nhiều địa phương đang khẩn trương rà soát, lên danh sách số lao động gặp khó khăn để kịp thời hỗ trợ theo Nghị quyết 06 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trước Tết, doanh nghiệp cắt giảm việc khiến những lao động như chị Hảo (Bắc Giang) bữa làm, bữa nghỉ. Thu nhập giảm hẳn một nửa, thậm chí không đủ để trả tiền nhà trọ, chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, chị Hảo đành phải xin chuyển nơi làm việc mới .
Với hai vợ chồng anh Quân (Vĩnh Phúc) còn khó khăn hơn khi gia đình chuẩn bị đón thêm thành viên mới. Do đó mọi chi tiêu đều thắt lưng buộc bụng do không còn làm tăng ca như trước.
Các cán bộ công đoàn cơ sở ở nhiều địa phương đã đi từng nhà để nắm bắt tình hình đời sống của công nhân lao động bị mất việc.
Hiện những xóm trọ thưa thớt lao động hơn trước, một phần do nhiều công nhân đã rời phố để về quê khi hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất. Những ngày này, các cán bộ công đoàn cơ sở ở nhiều địa phương đã đi từng nhà để nắm bắt tình hình đời sống của công nhân lao động bị mất việc, giảm thu nhập do dịch bệnh để từ đó có sự hỗ trợ kịp thời.
Ngày 31/3 sẽ là hạn cuối rà soát các trường hợp người lao động bị giãn việc, mất việc. Người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng được hỗ trợ một lần với mức từ 1 - 3 triệu đồng từ nguồn kinh phí công đoàn. Khoản tiền hỗ trợ cho mỗi cá nhân không nhiều nhưng cũng giúp cho người lao động bớt đi phần nào khó khăn.
Tìm kiếm các đơn hàng vẫn là một thử thách rất lớn với các doanh nghiệp trong quý I năm nay, hi vọng với các giải điều hình kịp thời của Chính phủ và Quốc hội, cùng với sự vào cuộc của ngành lao động sẽ giúp đảm bảo việc làm cho người lao động.
VTV.vn - Ngày 3/3, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và nhiệm vụ, giải pháp tháng 3 này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.56693458102303202-ta-o-gnod-oal-maig-tac-gnohk-cul-on-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv