vĐồng tin tức tài chính 365

Tránh phương pháp dân gian khi trẻ sốt cao, co giật

2023-03-22 15:08
Tránh phương pháp dân gian khi trẻ sốt cao, co giật - Ảnh 1.

Khi trẻ bệnh, sốt cao, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám - Ảnh: T.LŨY

Bác sĩ Dương Thị Huyền Trang - khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết co giật là triệu chứng thần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, co giật ở trẻ thường xuất hiện khi có sốt trên 38oC. Thông thường, sốt co giật ở trẻ là sốt co giật đơn giản, có đôi khi gặp là sốt co giật phức tạp và trạng thái động kinh có sốt.

Khi trẻ bị chứng sốt co giật đơn giản, trẻ sẽ có cơn co giật toàn thể và thời gian co giật thường kéo dài tối đa 15 phút, sau đó sẽ không có cơn tái phát (trong vòng 24 giờ hay cùng đợt bệnh này).

Trẻ ở độ tuổi 12-18 tháng thường gặp trạng thái này nhất, các cơn sốt co giật có thể lặp lại mỗi khi trẻ bệnh có sốt cao ở các lần tiếp theo, nguy cơ tái phát xảy ra khoảng 1/3 trẻ đã từng có tiền sử sốt co giật và có thể xảy ra đến khi trẻ 5 tuổi.

Cần làm gì khi thấy trẻ có sốt cao co giật?

Điều đầu tiên cha mẹ, người chăm sóc cần làm là giữ bình tĩnh, không nên hốt hoảng, la khóc. Khi trẻ bị sốt cao co giật cần nhờ người đến phụ giúp xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trước hết đặt trẻ ở một vị trí an toàn, rộng rãi và thoáng khí; tránh các vị trí nguy hiểm ở gần hồ nước, cạnh bếp lửa, vị trí cao dễ té ngã… Đặt khăn, gối hoặc dùng tay giữ phần đầu cho trẻ, tránh các cơn co giật có thể đập phần đầu xuống đất.

Cần nới lỏng quần áo, dây nịt, cởi bỏ mắt kính của trẻ (nếu có). Nhờ người lấy thuốc hạ sốt (dạng viên đặt hậu môn) nếu trẻ sốt cao và dùng theo hướng dẫn tùy vào cân nặng của trẻ.

Song song với đặt thuốc, nên đắp khăn với nước ấm (34-350C) lên hai nách, bẹn và ở trán cho trẻ. Thường xuyên thay đổi khăn đắp để việc giải nhiệt được nhanh hơn. 

Chú ý, không được dùng nước đá để đắp cho trẻ, vì sẽ gây co mạch làm chậm trễ quá trình giải nhiệt, tránh dùng rượu và giấm vì có thể ngấm qua da nếu dùng lượng lớn.

Lưu ý cần tránh các phương pháp dân gian

Một số trường hợp khi thấy trẻ bị sốt cao co giật tại nhà, người trông giữ trẻ thường sử dụng biện pháp dân gian như vắt nước chanh, sả đổ vào miệng trẻ. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được nhỏ bất kỳ dung dịch hay chất gì vào miệng trẻ vì dễ gây sặc vào trong phổi rất nguy hiểm.

Đồng thời cũng không nên cố gắng nạy răng trẻ để nhét vật dụng cho cắn; cũng như không cần kềm giữ trẻ quá chặt để giảm cơn co giật.

Sau đó, cần đưa trẻ vào bệnh viện để theo dõi tiếp tục vì cơn sốt co giật có thể là triệu chứng khởi đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm màng não, nhiễm trùng… Trẻ có thể bị biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa, khi trời nắng nóng hoặc khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên đến bác sĩ chuyên khoa khám để điều trị sớm, tránh để đến khi cơn sốt lên cao dễ dẫn đến co giật. 

Khi trẻ bệnh, có biểu hiện sốt nên cho mặc quần áo thoáng mát, tránh quá kín và để trong môi trường thiếu thông thoáng; thường xuyên theo dõi thân nhiệt và lau mát cho trẻ.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư suckhoe@tuoitre.com.vn (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
Nhiều loại thuốc hạ sốt, dùng sao cho an toàn?Nhiều loại thuốc hạ sốt, dùng sao cho an toàn?

Các bác sĩ cho hay hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ sốt, giảm đau khác nhau, do đó người dân cần lựa chọn đúng loại và sử dụng đúng liều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: mth.24442211122303202-taig-oc-oac-tos-ert-ihk-naig-nad-pahp-gnouhp-hnart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tránh phương pháp dân gian khi trẻ sốt cao, co giật”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools