Chiều 22-3, HĐND tỉnh Đồng Nai tổ chức phiên giải trình liên quan đến việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo quốc lộ 20, đoạn qua tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo quốc lộ 20, đoạn Km0+000 đến Km123+105,17 qua hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2013 và điều chỉnh năm 2016 theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) do Ban quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư.
Sau khi Đồng Nai bàn giao mặt bằng, chủ đầu tư đã thi công hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng từ tháng 4-2015. Song đến nay, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn một số vướng mắc chưa được giải quyết xong khiến người dân bức xúc.
Cụ thể, kinh phí bồi thường bổ sung về đất là hơn 174 tỉ đồng, UBND tỉnh Đồng Nai vẫn chưa phê duyệt và chậm chi trả cho các hộ dân hơn 23,8 tỉ đồng.
Tổng số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh Đồng Nai đã chi là hơn 464 tỉ đồng, chênh lệch so với tổng mức đầu tư 25,5 tỉ đồng.
Đến nay, nguồn vốn của dự án đã hết không còn để chi trả cho công tác giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, vốn vay nước ngoài không thể vay bổ sung và nhà đầu tư cũng không đủ năng lực tài chính góp bổ sung vốn để chi trả.
Do đó, chủ đầu tư đề nghị Đồng Nai bố trí nguồn vốn địa phương để chi trả phần kinh phí bổ sung giải phóng mặt bằng.
Trong phiên giải trình, một số đại biểu tỏ ra bức xúc về việc người dân có đất bị thu hồi để làm dự án đã gần 10 năm nhưng vẫn chưa được nhận tiền chi trả giải phóng mặt bằng.
Tại phiên giải trình, nhiều đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai rất bức xúc trước việc nhiều người dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án, đến thời điểm này vẫn chưa nhận được hết tiền chi trả giải phóng mặt bằng, dù họ bàn giao mặt bằng đã 10 năm.
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Hoàng Thị Bích Hằng - phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai - nhận định trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư, UBND tỉnh và các địa phương dự án đi qua.
Bà Hằng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các địa phương rà soát, xác định cụ thể từng hộ dân chưa được nhận tiền bồi thường, số tiền bổ sung do chậm bồi thường. Đồng thời, làm việc với Bộ Giao thông vận tải, chủ đầu tư để thống nhất phương án giải quyết, bảo đảm quyền lợi cho người dân.
TTO - Sáng 8-3, cầu vượt Dầu Giây dọc tuyến quốc lộ 1 bắc qua đường tỉnh 769 và quốc lộ 20 đã chính thức thông xe sau nhiều năm chờ đợi.
Xem thêm: mth.31351839122303202-man-8-hnaht-naoh-ad-na-ud-ud-gnouht-iob-ohc-iom-nom-nad/nv.ertiout