Bức tranh về thị trường vật liệu xây dựng được nhìn nhận rõ nét hơn trong báo cáo do Vietnam Report công bố ngày 24-3, nhân dịp tổ chức này công bố danh sách Top 10 công ty vật liệu xây dựng năm 2023.
Điểm nổi bật của thị trường vật liệu xây dựng trong năm 2022 là làn sóng tăng giá, trong đó có những mặt hàng ghi nhận mức tăng vượt đỉnh.
Biến động mạnh nhất của thị trường vật liệu xây dựng là mặt hàng thép xây dựng, có thời điểm giá thép lên đến gần 21 triệu đồng/tấn, vượt xa đỉnh cũ của năm 2021.
Năm 2022, giá mặt hàng này trải qua gần 30 lần điều chỉnh, trong đó có 7 lần tăng giá liên tiếp vào đầu năm, sau đó giảm liên tiếp 15 lần từ tháng 4 đến tháng 8 xuống xung quanh 14 triệu đồng/tấn. Tính chung năm 2022, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho xây dựng tăng 6,96%.
Còn tính từ đầu năm tới nay, giá thép có tới 5 lần tăng liên tiếp, tương tự giá các mặt hàng xăng dầu, xi măng, cát… cũng không ngừng tăng lên.
Giá tăng trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ nội địa mặt hàng này sụt giảm nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng tiêu thụ sản phẩm thép năm 2022 toàn ngành đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với năm 2021, tổng xuất khẩu là 6,28 triệu tấn, giảm gần 20%.
Với gạch ốp lát, các nhà máy cũng phải giảm sản lượng từ 30 - 50%.
Tuy nhiên, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng leo thang không phải do cầu thị trường tăng mà do tác động của giá nguyên liệu đầu vào từ quốc tế như xăng, dầu, than, giá cước vận tải... tăng cao và khan hiếm dẫn đến chi phí khai thác và sản xuất đều tăng, đặt gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp.
Dự kiến giá báo vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục tăng khoảng 3,2% trong năm 2023, do tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào.
Khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng mức độ ảnh hưởng của sự biến động giá nguyên liệu và phụ gia đến chiến lược phát triển và nâng cao uy tín của doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong năm 2023. Bên cạnh đó, sự bất cân xứng cung cầu do tình trạng dư thừa nguồn cung sẽ gây nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp.
Dự báo về triển vọng kinh doanh, đa số các doanh nghiệp đều giữ thái độ thận trọng. Theo khảo sát, 60% số doanh nghiệp ghi nhận tổng chi phí tăng lên so với năm trước, cao hơn so với tỉ lệ tăng lên của chi phí giai đoạn 2020 - 2021 (50%), tương đương tăng 10%.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu không tích cực kéo theo sức cầu của vật liệu xây dựng toàn cầu yếu. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép hai tháng đầu năm 2023 đạt 92,2%, trong khi clinker và xi măng chỉ đạt 69,6%.
Các chuyên gia nhận định ngành bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục trong nửa đầu năm nay, kéo theo sự hồi phục chậm của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng.
Trước sức ép tăng giá vật liệu xây dựng nhiều doanh nghiệp địa ốc tính đến phương án tăng giá nhà bán ra lên 18-20% hoặc chậm trễ tiến độ thi công. Tuy nhiên, vẫn còn đó 1 chủ đầu tư cam kết không tăng giá bán căn hộ và đảm bảo đúng tiến độ bàn giao.
Xem thêm: mth.30260138142303202-mad-ma-gnourt-iht-ud-gnat-nav-gnud-yax-ueil-tav-aig/nv.ertiout