Các cực bắc và nam là nơi bề mặt Trái đất giao với trục quay của nó - đường vô hình chạy qua tâm Trái đất mà nó quay xung quanh.
Theo trang Business Insider, một nghiên cứu được công bố năm 2021 cho thấy hiện tượng trôi dạt hai vùng cực - nơi giao với trục Trái đất - bắt đầu nhanh lên từ năm 1995.
Trước những năm 1990, dữ liệu vệ tinh cho thấy hai cực di chuyển chậm về phía nam. Nhưng sau đó các cực này rẽ trái và bắt đầu dịch chuyển về phía đông với tốc độ nhanh hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tốc độ dịch chuyển trung bình của hai cực giai đoạn năm 1995 - 2020 nhanh hơn 17 lần so với giai đoạn 1981 - 1995.
Đến nay, các nhà nghiên cứu tiếp tục phát hiện thủ phạm đằng sau sự dịch chuyển của hai cực Trái đất, không chỉ do các sông băng đang tan chảy làm thay đổi tâm khối lượng và đỉnh của trục quay, mà còn do lượng nước ngầm thay đổi do khai thác quá mức.
Theo tính toán, gần 20.000 tỉ tấn nước ngầm đã được bơm ra khỏi lòng đất kể từ những năm 1950.
Mặt khác, lõi ngoài Trái đất đang nóng chảy cũng làm thay đổi cách phân bố khối lượng của hành tinh.
Ông Surendra Adhikari, nhà khoa học Trái đất của Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA, cho biết khi trục nghiêng khỏi vị trí cũ, các cực cũng dịch chuyển, và điều này tùy thuộc vào cách phân bổ trọng lượng trên bề mặt Trái đất.
Hãy tưởng tượng Trái đất giống như một con quay: Nếu trọng lượng của con quay được phân bổ đều, thì nó sẽ quay tròn hoàn hảo mà không bị lắc lư.
Nhưng nếu trọng lượng chuyển nặng sang một bên, điều đó sẽ thay đổi tâm khối lượng và trục quay của đỉnh, khiến nó nghiêng về phía nặng hơn khi quay.
Cũng theo ông Adhikari, hàng ngàn năm qua trục Trái đất luôn chỉ về hướng sao Bắc Đẩu.
Nhưng các nhà nghiên cứu nhanh chóng nhận ra không phải lúc nào cũng vậy.
Khi Trái đất có nhiều biến động, trục sẽ lắc lư và đỉnh của nó chỉ về ngôi sao khác. Sau đó, trục cũng dần quay trở lại hướng sao Bắc Đẩu.
Sự thay đổi gần đây đối với trục Trái đất và hai cực sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhưng nó có thể tinh chỉnh một chút độ dài của ngày.
Trước đây, Trái đất chỉ mất 24 giờ để hoàn thành một vòng quay. Nhưng khi các cực dịch chuyển theo trục của Trái đất, có thể kéo dài một ngày thêm 1,8 mili giây.
TTO - Theo các nhà khoa học Mỹ, việc trục Trái đất bị thay đổi sau động đất ở Nhật Bản khiến Trái đất quay nhanh hơn “không gây ảnh hưởng lên cuộc sống thường nhật của con người”.
Xem thêm: mth.37110708142303202-ar-yag-iougn-noc-hnihc-od-hcid-ex-tad-iart-curt/nv.ertiout