vĐồng tin tức tài chính 365

Công ty có cổ phiếu thị giá lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam làm ăn thế nào?

2023-03-26 17:42
Công ty có cổ phiếu thị giá lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam làm ăn thế nào? - Ảnh 1.

Trụ sở của VNG tại quận 7 (TP.HCM) - Ảnh: NGỌC HIỂN


Đi đầu trào lưu phát hành ứng dụng nhắn tin xã hội

Khởi đầu với thị trường trò chơi trực tuyến với Võ Lâm Truyền Kỳ (2005), công ty sở hữu những tựa trò chơi quen thuộc với người dùng Việt Nam như Thiên Long Bát Bộ 2, Liên Minh Huyền Thoại - Tốc Chiến, PUBG Mobile VN. 

Thị trường game của VNZ bao gồm Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Ấn Độ và các khu vực khác như Trung Đông, châu Phi, Úc và New Zealand.

Cơ cấu dân số Việt Nam đang có dấu hiệu già hóa, người tham gia trò chơi điện tử có thể sẽ không tăng mạnh trong dài hạn. Năm 2012, công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh, cho ra đời ứng dụng Zalo. 

Từ con số 5 triệu người dùng vào năm 2013, đến năm 2021, Zalo ghi nhận 2,2 tỉ tin nhắn/ngày, 100 triệu người dùng đăng ký và hơn 60 triệu người dùng hoạt động hằng tháng. Lượng người dùng đông đảo này là động lực cho mảng quảng cáo trực tuyến

Theo thông tin công bố, Công ty cổ phần VNG (mã cổ phiếu VNZ) được thành lập năm 2004, hoạt động chính là kinh doanh trò chơi trực tuyến, quảng cáo, cung cấp nền tảng kết nối và ví điện tử. Những nền tảng, ứng dụng của công ty khá quen thuộc với người dân Việt Nam như Zalo, Zing Mp3, Baomoi, ZaloPay.

Doanh thu tăng trưởng chậm

Theo báo cáo tài chính của công ty, 9 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng tổng doanh thu chỉ còn 1,5% so với cùng kỳ 2021. Giảm khá sâu từ mức 26% so với cùng kỳ vào năm 2021. Trong đó, mảng trò chơi đóng góp lớn nhất trong tổng doanh thu đã giảm 12,7%.

Công ty có cổ phiếu thị giá lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam làm ăn thế nào? - Ảnh 2.

Cơ cấu doanh thu của VNZ từ 2015 đến 2021 và 9 tháng đầu năm 2022.

Ở chiều ngược lại, doanh thu từ mảng thanh toán điện tử đến từ ZaloPay tăng gấp đôi trong 9 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên công ty cũng phát sinh 728 tỉ đồng chi phí dự phòng liên quan đến ZaloPay, con số này khá lớn so với cơ cấu doanh thu - lợi nhuận của công ty bởi vì năm 2022 ghi nhận lỗ đến 1.315,44 tỉ đồng.

Công ty có cổ phiếu thị giá lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam làm ăn thế nào? - Ảnh 3.

Báo cáo kết quả kinh doanh của VNZ từ 2017 - 2021. Nguồn: Công ty, SSI Research.

Từ năm 2018 do đầu tư vào Tiki & ZaloPay, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh khiến tỉ suất lợi nhuận gộp giảm xuống. 

Doanh thu của mảng trò chơi tăng trưởng chậm, theo một số chuyên gia, là điều đáng quan ngại vì mảng này đóng góp tỉ trọng lớn nhất trong doanh thu, trong khi đó việc đầu tư vào ZaloPay có thể dẫn đến kết quả không tốt.

Vị thế thương mại

VNZ xếp hạng 2/42 công ty niêm yết về lĩnh vực truyền thông trong bảng xếp hạng của Fiintrade. Tháng 9-2022, mảng truyền thông của VNZ tăng trưởng 28,7% so với cùng kỳ 2021.

Mức tăng trưởng này tương đương với các công ty cùng ngành, đơn cử như FOC - Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT và cũng đến từ mức nền so sánh thấp của năm 2021 khi mọi hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội.

Với thị giá chỉ bằng 1/8 so với VNZ, FOC chi trả cổ tức đều đặn cho cổ đông từ 3.500 đồng/cổ phiếu đến 23.000 đồng/cổ phiếu, chỉ trừ năm 2014 và năm 2018. Trong khi VNZ chưa cung cấp thông tin về cổ tức cho cổ đông.

Như vậy, xét về lợi ích mang lại cho cổ đông thiểu số, VNZ chưa tỏ ra vượt lên so với các doanh nghiệp cùng ngành có thị giá thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu như SMN (Công ty cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Miền Nam) chi trả 1.100-2.000 đồng đều đặn 8 năm; 

ALT (Công ty cổ phần Văn hóa Tân Bình) trả 400 - 2.000 đồng; SED (Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam) thì chi trả 1.500 - 3.400 đồng.

Xét ở tầm xa hơn, một doanh nghiệp công nghệ thông tin là FPT ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh lên đến 6.491 tỉ đồng, tăng 21% so với năm 2021. Mảng dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin đóng góp lớn nhất trong cơ cấu lợi nhuận. 

Trái với VNZ có dòng tiền dùng để đầu tư vào công ty liên doanh dẫn đến phát sinh chi phí dự phòng thì FPT có lượng tiền mặt dồi dào, khả năng thanh toán lãi vay tốt. Điều này đã bảo vệ lợi nhuận của FPT trong bối cảnh lãi suất cao.

Năm 2022, nền kinh tế có khó khăn ở hai lĩnh vực quan trọng ngân hàng và bất động sản. Năm 2023, những trở ngại vẫn còn ở đó, đặt ra thách thức đối với mọi lĩnh vực ngành nghề bao gồm truyền thông. 

Việc cân đối các khoản chi phí, đầu tư để tồn tại và tạo ra lợi nhuận là yêu cầu tiên quyết và sống còn đối với mọi doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế của đất nước trong dài hạn vẫn là tích cực, kỳ vọng kỷ nguyên bùng nổ thông tin, cách mạng công nghệ sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào công nghệ như VNZ.

Việt Nam chơi lớn, VNG đầu tư 138 tỉ đồng vào startup Got ItViệt Nam chơi lớn, VNG đầu tư 138 tỉ đồng vào startup Got It

TTO - Ngày 11-3, Công ty cổ phần VNG (VNG) công bố thương vụ đầu tư 6 triệu USD vào startup nền tảng quà tặng điện tử Got It của Việt Nam.

Xem thêm: mth.31012535162303202-oan-eht-na-mal-man-teiv-naohk-gnuhc-nas-tahn-nol-aig-iht-ueihp-oc-oc-yt-gnoc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công ty có cổ phiếu thị giá lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam làm ăn thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools