Rất nhiều sự kiện đang làm chấn động hệ thống ngân hàng Mỹ đi kèm với sự sụp đổ của Sillion Valley Bank và Signature Bank; những ảnh hưởng lớn từ thương vụ mua lại Credit Suisse bởi UBS; hay những tin đồn liên quan đến Deutsbank đã và đang cho thấy thị trường tài chính thế giới ảnh hưởng lớn. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về quản trị rủi ro hệ thống, các biện pháp phòng ngừa cũng như câu chuyện truyền thông trấn an người dân, nhà đầu tư.
Thị trường tài chính – TTCK Việt Nam không vì thế mà “chao đảo” mạnh mà còn ngược lại khá “trơ” trước những sự kiện “thiên nga đen” và có nhiều cơ hội để hồi phục trở lại trong giai đoạn tới.
Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng toàn cầu chưa hoàn toàn trấn tĩnh bởi cú sốc mang tên SVB hay Credit Suisse thì các NHTW Mỹ, châu Âu cũng vẫn phải cân nhắc về việc tăng lãi suất ở mức độ vừa phải. Đối với FED là 0,25% trong kỳ họp tháng 3 tuần qua cũng như khả năng 1 đợt tăng lãi suất có thể là cuối cùng ở trung tuần tháng 5 tới. Rủi ro hệ thống tạm lắng trong khi chủ tịch FED tuyên bố về việc lãi suất sẽ đạt đỉnh trong năm nay trước khi mà đảo chiều từ đầu năm 2024.
Trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” nhất thì tín hiệu “lạc quan” hơn lại xuất hiện – tình hình có vẻ tồi tệ nhất thì cũng là lúc mà TTCK có thể chạm đáy điều chỉnh – các chỉ số chứng khoán không giảm sốc khi các bài thuốc thử sự kiện SVB, Credit Suisse. TTCK Việt Nam không giảm điểm mạnh mà ngược lại còn có phiên hồi phục đáng kể cho dù thanh khoản vẫn ở mức thấp.
Có lẽ nhà đầu tư Việt Nam đã lo lắng quá mức về những sự kiện liên quan đến các tổ chức tài chính – tín dụng – ngân hàng Mỹ, châu Âu, trong khi TTCK đã điều chỉnh đủ nhịp, thanh khoản cũng đã đến mức thấp – pha điều chỉnh cũng đã đủ lâu để thị trường có thể sớm quay lại giai đoạn hồi phục nhẹ cũng như quá trình tăng điểm tốt hơn sau đó cho dù quá trình có thể kéo dài từ 3 – 6 – 9 tháng tới.
VN-Index đã có 1 năm điều chỉnh từ giai đoạn quý I/2022 đến đầu năm 2023 từ vùng 1.520 +/- điểm về 1,.020 điểm. Diễn biến tích lũy tạo đáy đi ngang đã kéo dài cũng gần 3 tháng quanh khu vực 1.020 – 1.040 điểm.
Tính về mặt thời điểm và các thông tin tích cực/tiêu cực đang phản ánh và tác động trên TTCK thì việc thị trường đã gần như miễn nhiễm với tin tức xấu, mà không giảm nữa thì khả năng tạo đáy xong và hồi phục trở lại khu vực 1.060 – 1.080 – 1.00 điểm trái với một số nhận định cho rằng thị trường sẽ cần phải giảm sâu thêm về các vùng 850 – 900 hoặc thậm chí có quan điểm tiêu cực hơn khi dự báo thị trường có thể giảm về 750 – 800 điểm.
Bất ngờ và khó lường đó là đặc tính của TTCK – thị trường không giảm như dự báo mà lại có thể tăng điểm trở lại bởi một số lý do sau: Một là TTCK thế giới biến động mạnh, nhiều thông tin tiêu cực, nhưng VN-Index đã không biến động nhiều mà ngược lại còn một số phiên tăng điểm phục hồi khá từ vùng kháng cự mạnh quanh mốc 1.015 – 1.020 điểm;
Hai là khối ngoại, nhà đầu tư tổ chức các quỹ ETFs vẫn quan tâm và mua ròng trên TTCK – thông tin về hệ thống giao dịch KRX sẽ sớm được triển khai với nhiều sản phẩm, công cụ phái sinh sẽ sớm được đưa vào áp dụng. TTCK sau những cú sốc lớn rồi cũng sẽ lấy lại đà tăng, việc đón đầu cho 1 làn sóng nâng hạng thị trường cũng sẽ cần phải được tính đến ngay từ lúc này;
Cuối cùng, giai đoạn điều chỉnh của VN-Index đã đủ lâu và cần phải có xác nhận xu hướng ngay trong tháng 4 này với kịch bản tăng điểm dễ xảy ra hơn cả.
Ngay những thời điểm tưởng chừng đáng “lo ngại” nhất lại là thời điểm việc giải ngân hoặc mở vị thế cho tầm nhìn dài hạn 1 chút có khi lại nên chú ý.
Vùng đáy của TTCK hầu như đã được xác nhận. Việc tăng điểm và bước vào chu kỳ tăng điểm cũng sẽ được củng cố trong 1, 2 tuần tới.
Cho dù chưa xuất hiện nhiều các tín hiệu giao dịch ngắn hạn nhưng cơ hội giải ngân, đầu tư giá trị lại lớn hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư cũng nên kiên trì thêm ít nhất là trong tuần tới trước khi chúng ta có thể nhìn thấy rõ nét hơn diễn biến hồi phục của thị trường với nhiều cơ hội sẽ xuất hiện nhiều hơn.