Sáng ngày 21/3, NHNN Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Kế hoạch và Đầu tư đồng chủ trì phối hợp với Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh, các Hội/CLB doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức Hội nghị Đối thoai, Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp.
Tham dự Hội nghị có Ông Nguyễn Quang Tuấn – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh; Ông Phan Quý Phương – Tỉnh ủy Viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bà Nguyễn Thị Sửu – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Ông Phạm Bá Nam – Giám đốc NHNN tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, cơ quan liên quan; đại diện lãnh đạo các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp; đại diện lãnh đạo của gần 150 doanh nghiệp và Giám đốc của 27 chi nhánh ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, các QTDND trên địa bàn.
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo NHNN tỉnh đã báo cáo kết quả hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn; những khó khăn, vướng mắc và một số giải pháp trong thời gian tới. Theo báo cáo, hết 31/12/2022, tổng nguồn vốn huy động đạt 60.457 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cuối năm 2021; tổng dư nợ tín dụng đạt 74.273 tỷ đồng, tăng 17,36% so với cuối năm 2021. Về tín dụng đối với doanh nghiệp, đến cuối tháng 01/2023 dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp là 28.062 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38% tổng dư nợ tín dụng toàn điện bàn. Trong đó dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 14.275 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,9% trong tổng dư nợ đối với doanh nghiệp.
Hội nghị cũng đã nghe các ý kiến phát biểu trực tiếp của đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, các ngân hàng, trong đó tập trung vào các vấn đề: mặt bằng lãi suất, nhu cầu tín dụng, điều kiện và quy trình thủ tục cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo, các chương trình tín dụng ưu đãi, tiếp cận chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn giảm lãi, cơ cấu thời hạn trả nợ..v.v..
Hội nghị cũng đã chứng kiến Lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa giữa đại diện các ngân hàng và doanh nghiệp trên đa bàn với tổng quy mô là 841 tỷ đồng.
Sáng 16/3, NHNN chi nhánh An Giang tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng- doanh nghiệp năm 2023. Đ/c Nguyễn Tuấn Dũng – Giám đốc NHNN tỉnh chủ trì Hội nghị.
Tham dự có đại diện các sở, ban, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, cùng hơn 30 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và 37 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Tại buổi đối thoại, các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp đề xuất tăng room tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; NHNN có thêm cơ chế, chính sách để doanh nghiệp, người dân có nguồn vốn tham gia chuỗi liên kết sản xuất... Đặc biệt, buổi đối thoại còn được nghe chia sẻ kinh nghiệm từ Anh hùng Lao động Huỳnh Văn Thòn- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời về chuỗi giá trị kép kín từ sản xuất hữu cơ đến thu mua tiêu thụ sản phẩm lúa gạo với nông dân HTX và doanh nghiệp thông qua quản lý dòng tiền từ phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt rất hiệu quả mang lại lợi nhuận cho người trồng lúa và giảm thiểu rủi ro khi thị trường có biến động.
Thông qua đối thoại nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, vướng mắc về cơ chế, phản biện chính sách. Từ đó, tháo gỡ kịp thời, nhất là những khó khăn trong cải cách hành chính, thủ tục… Đồng thời, qua đối thoại cung cấp thông tin về cơ chế chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và UBND tỉnh, để doanh nghiệp hiểu rõ chính sách hơn, chấp hành và thực hiện đúng quy định.
Triển khai từ năm 2017 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp do NHNN chi nhánh tỉnh An Giang tổ chức nhằm trao đổi thông tin, cùng chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh để tiếp tục gắn kết, phát triển đạt được kết quả cao. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đến cuối tháng 02/2023 đạt 105.184 tỷ đồng, tăng 3,04% so cuối năm 2022, tăng 11,56% so cùng kỳ. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp 25.868 tỷ đồng, chiếm 24,59% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh, so cuối năm tăng 5,12%, so cùng kỳ tăng 10,03%.
Giám đốc NHNN chi nhánh An Giang Nguyễn Tuấn Dũng cho biết: Năm 2023, hệ thống ngân hàng An Giang tập trung các giải pháp tín dụng phục vụ cho vay phát triển kinh tế; tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2023 bình quân khoảng 4,5%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Năm 2023, định hướng tín dụng tăng khoảng 14 - 15%.
Ông Dũng cho biết: Đối với những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã tại buổi đối thoại, các sở, ban, ngành tỉnh phối hợp NHNN chi nhánh tỉnh, các cấp và các chi nhánh ngân hàng thương mại tháo gỡ. Không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã đủ điều kiện có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh không tiếp cận được vốn vay ngân hàng./.
CTTĐT (tổng hợp)
Xem thêm: 146565VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www