vĐồng tin tức tài chính 365

Tiền Giang: Dự kiến đưa 14.700 ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản

2023-03-28 16:10

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã đưa gần 6.300 ha vào nuôi thủy sản các loại, chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ xuất khẩu ở các huyện, thị ven biển như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Tân Phú Đông. Cùng đó là nuôi tôm càng xanh, cá da trơn, các loại thủy sản nước ngọt khác ở vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh… tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn. 

Trong 2 tháng đầu năm, tỉnh đã đạt sản lượng nuôi trồng và khai thác gần 42.000 tấn thủy sản các loại. Giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn cũng duy trì ở mức cao. Ghi nhận tại vùng nuôi huyện Tân Phú Đông, tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg có giá khoảng 230.000 đồng/kg, loại 40 con/kg có giá khoảng 190.000 đồng/kg, loại 100 con/kg có giá 82.000 đồng/kg.

Tiền Giang: Dự kiến đưa 14.700 ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản - Ảnh 1.

Nuôi cá tra thâm canh tại huyện Cái Bè.

Trong 2 tháng đầu năm, tỉnh đã đạt sản lượng nuôi trồng và khai thác gần 42.000 tấn thủy sản các loại. Giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn cũng duy trì ở mức cao. Ghi nhận tại vùng nuôi huyện Tân Phú Đông, tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg có giá khoảng 230.000 đồng/kg, loại 40 con/kg có giá khoảng 190.000 đồng/kg, loại 100 con/kg có giá 82.000 đồng/kg.

Năm 2023, tỉnh Tiền Giang dự kiến đưa 14.700 ha mặt nước vào nuôi thủy sản và phấn đấu đạt sản lượng nuôi và khai thác trên 364.000 tấn thủy sản các loại phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Trước mắt, tỉnh đã định hình được những vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm như vùng nuôi thủy sản Nam Gò Công, Bắc Gò Công, vùng nuôi theo mô hình tôm lúa ở Tân Phú Đông, vùng nuôi theo mô hình lúa cá ở xã Hậu Mỹ Bắc A (huyện Cái Bè), vùng sản xuất cá giống ở Tân Hội (thị xã Cai Lậy), xã Mỹ Hội (Cái Bè), mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở vùng ven biển Gò Công…

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang quan tâm phát huy tiềm năng nuôi thủy sản xuất khẩu ở các vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ, giúp người dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định sản xuất và đời sống vừa tạo nguồn nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng, chế biến xuất khẩu.

Để nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững, Tiền Giang tăng cường chuyển giao kỹ thuật, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học công nghệ vào thâm canh, nhân rộng những mô hình nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai những địa bàn khó khăn như khu vực ven biển, vùng Đồng Tháp Mười, vùng kiểm soát lũ…

Ngoài ra, tỉnh Tiền Giang còn đẩy mạnh phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người dân ở các địa phương còn kết hợp nuôi trồng thêm nhiều loài thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như ếch đồng, lươn, rắn ri voi,... tạo ra những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.24912824182303202-nas-yuht-gnort-ioun-oav-coun-tam-ah-00741-aud-neik-ud-gnaig-neit/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiền Giang: Dự kiến đưa 14.700 ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools