Cơ thể chúng ta có khoảng 60% nước. Nước rất quan trọng cho mọi hoạt động chức năng như loại bỏ độc tố khỏi các cơ quan, vận chuyển dinh dưỡng đến tế bào, bôi trơn khớp và hỗ trợ tiêu hóa.
Mất nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu chúng ta không uống đủ nước.
Bạn cần bao nhiêu nước?
Mất nước có thể gây co giật, mất phương hướng và buồn ngủ. Ảnh: PHƯƠNG LÊ. |
Theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe, mỗi một ngày chúng ta cần uống đủ tám ly nước hay 8 ounce, tương đương với khoảng 2 lít hoặc nửa gallon.
Mặc dù, chúng ta có thể không khát nhưng một số chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống nước liên tục trong ngày. Tuy nhiên, điều này thay đổi tùy theo từng người, lượng nước nạp vào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả bên trong và bên ngoài cơ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước uống của bạn
Tùy thuộc vào điều kiện, bạn có thể cần điều chỉnh lượng nước tổng thể của mình:
Tập thể dục - Bạn nên uống nhiều nước hơn để bù đắp lượng nước bị mất khi hoạt động khiến đổ mồ hôi. Nước nên được uống trước, trong và sau khi tập thể dục.
Môi trường - Bạn có thể đổ mồ hôi nhiều hơn trong điều kiện nóng hoặc ẩm, điều đó có nghĩa là bạn cần nhiều nước hơn. Đặc biệt, nhiệt độ cao có thể gây mất nước nhanh hơn.
Sức khỏe - Khi bạn bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy, cơ thể bạn sẽ mất nước nhiều. Lúc này, chúng ta cần tăng lượng nước uống, hoặc sử dụng các dung dịch bù nước theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, nhiễm trùng bàng quang và sỏi đường tiết niệu là hai căn bệnh có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều nước hơn.
Mang thai và cho con bú – Thời gian này cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn để giữ đủ nước.
Khi nào thì biết mình uống đủ nước?
Khi chúng ta không cảm thấy khát hoặc nước tiểu trong hay có màu vàng nhạt.
Thậm chí, bạn có thể nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ trong việc tính toán lượng nước bạn nên uống mỗi ngày.