Đó là Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA).
Lợi suất trái phiếu chính phủ Úc kỳ hạn dài tăng đang cao hơn khoảng 40 điểm cơ bản so với trái phiếu ngắn hạn, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang ở trạng thái “lành mạnh”. Trong khi đó, các thị trường Đức, Mỹ và New Zealand lại chứng kiến đường cong lợi suất đảo ngược, khi giới đầu tư cho rằng việc lãi suất tăng cao sẽ gây ra suy thoái.
Giulia Specchia - chiến lược gia vĩ mô tại UBS, cho biết: “RBA quan tâm đến lạm phát những họ cũng đặt mục tiêu giữ nền kinh tế ở trạng thái bình ổn. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Australia có nhiều khả năng ‘hạ cánh mềm’ hơn các nơi khác, khi các NHTW lớn tập trung vào việc kiểm soát lạm phát bằng bất cứ giá nào.”
Các quan chức RBA sẽ tổ chức cuộc họp tháng 4 vào thứ Ba tới và thị trường đang cho rằng lãi suất sẽ không thay đổi ở mức 3,6%. Trong khi đó, các nhà kinh tế dự đoán RBA sẽ tăng lãi suất thêm 0,25%.
Theo Bloomberg, đây là một minh chứng “ngầm” cho các động thái chính sách của Thống đốc RBA Philip Lowe, khi ông đang chờ kết quả đánh giá đầu tiên của NHTW. Những chi tiết trong báo cáo có thể sẽ là yếu tố chính giúp ông Lowe tiếp tục cương vị này thêm 7 năm nhiệm kỳ hay sẽ kết thúc vào tháng 9.
Thị trường đưa ra dự báo tích cực dù các nhà đầu tư vẫn chỉ trích nặng nề cách thông báo của RBA, sau khi ngân hàng này đột ngột huỷ bỏ việc kiểm soát đường cong lợi suất vào năm 2021. Ông Lowe sau đó đã duy trì chính sách ôn hoà quá lâu, trước khi bắt đầu chu kỳ thắt chặt vào năm ngoái.
Một yếu tố quan trọng đằng sau lập trường ôn hoà hơn của RBA đó là tình hình nợ của các hộ gia đình Australia. Hầu hết các khoản vay mua nhà đầu có lãi suất thay đổi, theo đó đảm bảo việc điều chỉnh chính sách sẽ có tác động đến việc thanh toán lãi suất nhanh hơn nhiều so với Mỹ - nơi chủ yếu áp dụng lãi suất cố định.
Hơn nữa, ông Lowe cũng thận trọng trước quy mô đòn bẩy của nền kinh tế Australia, khi tỷ lệ nợ/thu nhập là 187,8%, thuộc top cao nhất ở các nước phát triển.
Specchia nhận định, chính sách tiền tệ ở Australia có tác động mạnh mẽ hơn. Điều này giải thích vì sao RBA thận trọng hơn trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Bloomberg cho hay, cách tiếp cận của RBA dường như có hiệu quả, khi lạm phát đã hạ nhiệt trong 2 tháng đầu năm nay, giống như quan điểm của NHTW nước này về việc giá tiêu dùng đã đạt đỉnh vào cuối năm ngoái. 10 lần tăng lãi suất liên tiếp của RBA cũng tác động đến hoạt động tiêu dùng, khi chi tiêu đang giảm xuống, tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách tiếp tục kiên định với quan điểm chính sách.
Song, các nhà kinh tế đang từ từ nâng ước tính về rủi ro suy thoái của Australia lên 40% trong tháng này. Mức này vẫn thấp hơn so với 60% ở Đức, gần 70% ở Mỹ và 70% ở New Zealand, theo khảo sát của Bloomberg.
Điều này cho thấy, đường cong lợi suất ở Australia không phải là chỉ báo suy thoái hiệu quả nhất. Trước đại dịch Covid-19, nước này đã tránh được 2 quý liên tiếp chứng kiến tăng trưởng sụt giảm trong 28 năm rưỡi. Động lực chính của đà tăng trưởng kéo dài này là dân số gia tăng, đây cũng là điểm yếu đối với các nền kinh tế khác.
Alex Joiner, nhà kinh tế trưởng tại IFM Investors, công ty quản lý số tài sản khoảng 211 tỷ AUD (141 tỷ USD), cho hay: “Suy thoái kinh tế theo nghĩa truyền thống sẽ khó xảy ra hơn nhiều, khi tốc độ gia tăng dân số là gần 2%/năm. Australia có nhiều rủi ro suy thoái/đầu người và tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng cao hơn dự kiến, do nguồn cung lao động quá lớn.”
Tham khảo Bloomberg