Kiểm định chất lượng đầu vào công chức 2 lần/năm
Nghị định 06/2023 của Chính phủ về kiểm định chất lượng đầu vào công chức có hiệu lực từ 10-4. Theo đó, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển.
Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ hai lần vào tháng 7 và tháng 11.
Trước ngày 31-1 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Các cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì xây dựng kế hoạch, thông báo (theo quy định tại điều 7 nghị định 06/2023/NĐ-CP), nhận phiếu đăng ký dự kiểm định, lập danh sách thí sinh gửi Bộ Nội vụ. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ Nội vụ tiến hành tổ chức kiểm định.
Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
Thông tư 11/2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4. Theo đó, thông tư này có quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
NHNN công bố công khai danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong từng thời kỳ trên cổng thông tin điện tử của NHNN.
Ngân hàng thương mại xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư đáp ứng đủ các yêu cầu quy định (trừ trường hợp ngân hàng thương mại bảo lãnh cho chủ đầu tư trên cơ sở bảo lãnh đối ứng); dự án của chủ đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh.
Số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tối đa bằng tổng số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước của bên mua theo quy định tại điều 57 Luật kinh doanh bất động sản và các khoản tiền khác (nếu có) theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở.
"Bệnh COVID-19 nghề nghiệp" được hưởng BHXH
Thông tư 02/2023 do bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, sửa đổi thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 1-4.
Theo đó, "bệnh COVID-19 nghề nghiệp" được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Đồng thời bổ sung hướng dẫn chẩn đoán giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp quy định tại phụ lục 35 ban hành kèm theo thông tư 15/2016/TT-BYT.
Theo hướng dẫn chẩn đoán và giám định, bệnh COVID-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động, người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động. Yếu tố gây bệnh được ghi nhận tại một trong các văn bản, biên bản (theo quy định).
Doanh nghiệp đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng tài sản hình thành trong tương lai của chính dự án để vay vốn ngân hàng, nếu như phương án kinh doanh đảm bảo có hiệu quả mà không phải sử dụng tài sản đảm bảo độc lập khác.
Xem thêm: mth.67560230113303202-hnal-oab-gnah-nagn-coud-es-ial-gnout-gnort-hnaht-hnih-o-ahn/nv.ertiout