Điều đó hiện rõ trong buổi giới thiệu tập sách Trăm năm một thuở diễn ra vào sáng 31-3 tại TP.HCM.
Chương trình do Khoa Văn học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà lý luận, phê bình văn học Lê Đình Kỵ.
Người thầy đáng kính
Tại buổi giới thiệu sách đồng thời trò chuyện về giáo sư Lê Đình Kỵ, bà Ngô Kim Long - vợ giáo sư Lê Đình Kỵ - không nén được xúc động và dành lời cảm ơn sâu sắc với những người đã luôn nhớ về giáo sư.
Nhớ lại ký ức về người thầy Lê Đình Kỵ, giáo sư Mai Quốc Liên - giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học, nói: "Thầy là một người chân thật, đơn giản, cả ngày chỉ nghiên cứu". Nhưng đồng thời, cũng là người "có lối phê bình rất riêng, đi từ tâm hồn của mình để viết".
Theo lời của những người ở lại, giáo sư Lê Đình Kỵ hiện lên với dáng vẻ trầm lắng, "ít bộc lộ giao tiếp nhưng trong sự im lặng ấy là một trí tuệ rất uyên bác".
Nhà văn Lê Quang Trang nhận định: "Giáo sư Lê Đình Kỵ là một trong những người người có công với sự phát triển của văn học, khoa học xã hội. Ông không phải là giáo sư được tu nghiệp cao cấp tại Pháp, Nga. Ông bằng sự tự học đã đem lại một lượng kiến thức lớn, trở thành một trong những giáo sư hàng đầu Việt Nam".
- Tham khảo thêm
Lê Đình Kỵ và Trăm năm một thuở
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh giáo sư Lê Đình Kỵ, nhà nghiên cứu Trần Đình Việt đã tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu tập sách Trăm năm một thuở như một lời tri ân đến người thầy của bao thế hệ.
Nói về quyển sách, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiếu chia sẻ: "Đó không chỉ là câu chuyện chữ nghĩa mà còn là câu chuyện tình đời, tình người của giáo sư Lê Đình Kỵ. Đây cũng là câu chuyện tình đời, tình người của những người đã kính trọng, đã học với giáo sư".
Trăm năm một thuở có độ dày gần 600 trang. Phần đầu của quyển sách bao gồm 6 bài viết của giáo sư Lê Đình Kỵ. Phần sau tập hợp khoảng 30 bài viết của học trò, đồng nghiệp, người thân của giáo sư.
Về vai trò nghiên cứu, phó giáo sư, tiến sĩ Võ Văn Nhơn nhận xét về giáo sư Lê Đình Kỵ: "Trong nghiên cứu thầy có những tìm tòi suy nghĩ riêng chứ không bằng lòng với những kết luận an toàn.
Thầy Kỵ là một người nhạy cảm, ông thiên về nghiên cứu, phê bình hơn là văn xuôi. Chúng ta có thể thấy cả đời thấy dồn hết tâm sức của mình cho nghiên cứu, phê bình thơ và có những công trình đáng ghi nhận."
Đứng ở tư cách người cầm bút, nhà văn Bích Ngân - chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM, nhận định: "Nhiều nhà phê bình văn học thích truy bức. Tôi cảm giác ông lùi lại và trầm tĩnh viết, trầm tĩnh sẻ chia. Điều này tạo không gian lớn cho người sáng tác".
Ngoài ra, nhà văn Bích Ngân cho biết trong thời gian tới Hội nhà văn TP.HCM cố gắng tổ chức một buổi kỷ niệm và tri ơn riêng giáo sư Lê Đình Kỵ tại Hội nhà văn TP.HCM.
TT - “Cha tôi là nông dân, có học qua chữ Nho. Mẹ tôi tảo tần vất vả. Tuổi thơ tôi khá thiệt thòi vì trong nhà không có sách vở thi thư gì. Có lẽ vì vậy mà khi vào đời tính tôi rất dễ dãi, không khuôn phép như con nhà Nho”.
Xem thêm: mth.52993512113303202-yk-hnid-el-nad-nahn-oaig-ahn-iam-ohn-ouht-tom-man-mart/nv.ertiout