Thực tế này cho thấy cần có cách tiếp cận toàn diện và giải pháp tiên tiến hơn để tăng cường khả năng ứng phó bệnh ung thư tại Việt Nam.
Ngưỡng báo động về tỉ lệ tử vong
Chia sẻ tại hội thảo khoa học thường niên lần thứ 23 của Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam tại Hà Nội ngày 20-8-2022, GS.TS.BS Mai Trọng Khoa, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết tại Việt Nam, đáng lưu ý là xu hướng gia tăng thể hiện ở cả ca mắc mới và số tử vong hằng năm.
Theo GS Khoa, đây thực sự là gánh nặng, thách thức cho công tác phòng chống ung thư, thậm chí gánh nặng về kinh tế, chi phí cho xã hội.
GS Khoa cho biết số ca phát hiện mắc ung thư tăng lên là tổng hợp của nhiều yếu tố như tuổi thọ tăng, thói quen ăn uống không hợp lý, và mặt khác nhờ vào sự ra đời của các phương pháp chẩn đoán hiện đại đã giúp phát hiện ung thư hiệu quả hơn.
Đối với xu hướng tăng tỉ lệ tử vong, một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều người bệnh đi khám muộn, phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối và khó khăn trong tiếp cận kịp thời với các liệu pháp điều trị tiên tiến.
Theo nghiên cứu năm 2021 của Viện Kinh tế y tế Thụy Điển (The Swedish Institute for Health Economics - IHE), nếu không nỗ lực cải thiện việc phòng ngừa, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị ung thư, số ca mắc mới và ca tử vong ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam sẽ tăng từ 50% - 60% từ năm 2020 đến 2040.
Nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng bệnh nhân còn khó tiếp cận
Điều trị ung thư phải kết hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, miễn dịch. Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định mức độ phù hợp với các liệu pháp điều trị.
Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá trên từng ca bệnh để tư vấn liệu pháp phù hợp theo từng cá thể người bệnh nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Từ nhiều thập niên trước đây, các nhà khoa học đã dự đoán rằng liệu pháp điều trị miễn dịch sẽ trở thành một trong những phương pháp điều trị quan trọng và được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể tỉ lệ tử vong do ung thư.
Hiểu rõ về cơ chế miễn dịch giúp bác sĩ cá thể hóa điều trị trên từng bệnh nhân, hiểu rõ bản chất các đột biến gene, dấu ấn sinh học liên quan đến miễn dịch, mở ra cánh cửa mới trong điều trị ung thư. Kết quả bước đầu ghi nhận có nhiều triển vọng tích cực cho tỉ lệ sống thêm.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thái Hòa, trưởng khoa nội 2 - Bệnh viện K, ngày càng có nhiều bệnh nhân được điều trị theo liệu pháp miễn dịch ở bệnh viện này. Điển hình như bệnh nhân T.T.Đ., 74 tuổi, bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối.
Sau nhiều năm kiên trì chống chọi với căn bệnh quái ác, cùng với sự nỗ lực điều trị của các bác sĩ song không hiệu quả. Lúc này, bác sĩ quyết định cho người bệnh sử dụng thuốc miễn dịch kết hợp hóa trị. Kết quả, người bệnh đã đáp ứng một phần, dung nạp thuốc tốt, cuộc sống trở nên vui vẻ thoải mái hơn.
Dù vậy, thực tế các liệu pháp tiên tiến điều trị ung thư của người bệnh còn khó tiếp cận do gánh nặng về tài chính vì các thuốc mới này chưa được đưa vào danh mục thuốc được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Các phương pháp điều trị tiên tiến ra đời, đem lại những bước tiến trong điều trị ung thư
Theo bác sĩ Hòa, mỗi năm chỉ có khoảng 5% bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện K điều trị theo liệu trình miễn dịch, chủ yếu do chi phí cao. Bác sĩ cũng khuyến nghị Bảo hiểm y tế nên chi trả một phần ở những nhóm bệnh nhân mà điều trị miễn dịch đem lại lợi ích.
Tại Việt Nam, quy trình phê duyệt thuốc mới từ lúc đăng ký lưu hành đến khi bệnh nhân được tiếp cận rộng rãi thông qua Quỹ bảo hiểm y tế chi trả là tương đối chậm so với các nước trong khu vực.
Hai liệu pháp điều trị ung thư tiên tiến nhất hiện nay giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân là điều trị đích và liệu pháp miễn dịch. Trong đó, các thuốc điều trị đích đã được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các bệnh nhân phù hợp.
Nhưng đã hơn 5 năm kể từ khi được giới thiệu tại Việt Nam, các liệu pháp miễn dịch vẫn chưa được xem xét phê duyệt vào danh mục thuốc được chi trả này.
Cần những giải pháp tài chính tiên tiến
Ung thư là một bệnh rất đặc thù, có thể phòng ngừa, chữa trị nếu được phát hiện sớm. 80% nguyên nhân gây ung thư là do môi trường sống, còn lại do yếu tố bên trong (di truyền và nội tiết).
Việc phòng chống ung thư bằng cách nâng cao nhận thức, tăng cường sàng lọc chẩn đoán phát hiện sớm, điều trị toàn diện đem lại hiệu quả cao, giảm gánh nặng cho xã hội, cho hệ thống y tế lẫn người bệnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi quốc gia cần xây dựng kế hoạch phòng chống ung thư.
Một kế hoạch quốc gia phòng chống ung thư riêng, chúng ta sẽ có lộ trình rõ ràng để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe từ đó chẩn đoán sớm, thường xuyên cho bệnh nhân.
Đồng thời, có những cơ chế để tăng ngân sách cho chẩn đoán, phát hiện và điều trị ung thư hiệu quả do tỉ lệ chi tiêu tiền túi của người dân cho chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam vẫn ở mức rất cao, 43%.
Để tăng ngân sách cho chăm sóc sức khỏe, giảm tỉ lệ chi tiền túi của người dân, việc chuyển đổi mô hình tài chính y tế là cần thiết.
Một số quốc gia như Trung Quốc đã phát triển mô hình bảo hiểm y tế bổ sung, với mục tiêu giúp thu hẹp khoảng cách giữa bảo hiểm y tế cơ bản và bảo hiểm thương mại, giảm tỉ lệ tự chi trả của bệnh nhân, giúp cải thiện khả năng tiếp cận các loại thuốc và phương pháp điều trị tiên tiến với mức phí bảo hiểm hợp lý.
Mô hình bảo hiểm y tế bổ sung này đã đạt được những thành công bước đầu.
Hiện nay, Chính phủ đang xem xét sửa đổi Luật bảo hiểm y tế theo định hướng thể chế hóa nghị quyết 20 của Đảng là "đa dạng hóa các gói bảo hiểm y tế, tăng cường liên kết, hợp tác giữa bảo hiểm y tế xã hội và bảo hiểm y tế thương mại", do vậy bảo hiểm y tế bổ sung nên được tiếp tục nghiên cứu và xây dựng mô hình phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Tuyến giáp là một trong những cơ quan nội tiết lớn nhất, quan trọng nhất trong cơ thể con người, có chức năng điều tiết chính của sự trao đổi chất, dễ gây ra nhiều bệnh tật. Ung thư tuyến giáp là bệnh lý hay gặp, nhưng phụ nữ gặp nhiều.
Xem thêm: mth.15572524113303202-eht-gnot-ohp-gnu-coul-neihc-tom-nac-uht-gnu-gnan-hnag-gnat-aig/nv.ertiout