vĐồng tin tức tài chính 365

Móng tay đổi màu có phải mắc loại ung thư tế bào hắc tố nguy hiểm nhất?

2024-03-02 12:05
Móng đổi màu, tiết dịch gây mất móng được chẩn đoán ung thư tế bào hắc tố - Ảnh: BVCC

Móng đổi màu, tiết dịch gây mất móng được chẩn đoán ung thư tế bào hắc tố - Ảnh: BVCC

Ung thư di căn biểu hiện móng tay, chân đổi màu?

Đầu tháng 2-2024, các bác sĩ Bệnh viện Da liễu trung ương tiếp nhận bệnh nhân D.T.C. (75 tuổi) với dấu hiệu lâm sàng là mảng màu đen, loét, rỉ dịch và chảy máu, đau nhẹ vùng móng ngón 3, tay phải.

Bệnh nhân cho biết móng đổi màu khoảng 1 năm nay, sang màu đen tăng dần về kích thước, không đau và sần sùi, dần dần loét rỉ dịch, mất bản móng. Bệnh nhân đã đến khám và điều trị tại bệnh viện huyện nhưng bệnh không thuyên giảm.

Tại Bệnh viện Da liễu trung ương, sau khi khám và xét nghiệm máu, siêu âm, chụp dermoscopy - một xét nghiệm đặc thù trong chuyên ngành da liễu, có thể phát hiện sớm những dấu hiệu ung thư da, bệnh nhân được chẩn đoán: ung thư tế bào hắc tố (Malignant melanoma - MM) ngón 3 tay phải nên phải cắt ung thư và vét hạch.

Rất may với kết quả xét nghiệm ban đầu, tình trạng bệnh ung thư tế bào hắc tố của bệnh nhân ở giai đoạn sớm, chưa phát hiện di căn vùng và di căn xa nên bệnh nhân chưa cần hóa, xạ trị, chỉ tiếp tục theo dõi trong 5 năm.

Tương tự, bà L.T.P. (sinh năm 1956, Thanh Hóa) vào viện trong tình trạng ngón 1 chân phải có mảng màu đen, loét, rỉ dịch và chảy máu, đau nhẹ. Kết quả bệnh nhân cũng bị ung thư tế bào hắc tố.

TS Nguyễn Hữu Quang, phó trưởng khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết ung thư tế bào hắc tố là một trong nhiều loại ung thư da ác tính nhất vì tiến triển nhanh, di căn xa.

Ung thư hắc tố hay di căn hạch, hạch thành chùm chèn ép gây đau và di căn phổi, gan, não...

Vào năm 2022, ước tính có khoảng 99.780 trường hợp ung thư hắc tố mới xảy ra ở Hoa Kỳ, gây ra ước tính 7.650 ca tử vong. Tuy bệnh rất ác tính với tỉ lệ di căn cao nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ thì có thể điều trị khỏi, tỉ lệ sống 5 năm rất cao.

Dấu hiệu nhận biết ung thư tế bào hắc tố là các tổn thương màu đen với kích thước >6mm, tiến triển về kích thước, không đồng nhất về màu sắc bất kỳ vị trí nào ở da và niêm mạc, nhưng đối với người Việt Nam thường xuất hiện tại các vị trí đầu cực như bàn tay, ngón chân.

Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Bệnh viện K, cho biết ung thư tế bào hắc tố có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Trong đó hơn 90% là của da, thì tới 70% xuất hiện trên một nốt ruồi đã có từ trước.

Ngoài ra còn có thể gặp ở võng mạc mắt, màng não, đại trực tràng... Triệu chứng điển hình của bệnh là sự thay đổi tính chất của một nốt ruồi cũ, một tổn thương tăng sắc tố cũ hoặc ngay trên nền da thường.

U thường có màu đen nhánh như than, có khi màu đỏ hoặc màu trắng, nhất là những u mọc ở gan bàn chân. Trên vi thể thấy các tế bào hắc tố non, chưa chế tạo sắc tố gọi là ung thư hắc tố không có sắc tố.

Hình thể thông thường nhất của u là thành cục lồi lên mặt da, có khi thành nấm có cuống. Hiếm thấy biểu hiện là một mảng đen phẳng, hoặc chấm hoa.

Dạng u nốt ruồi son thường xuất hiện ở vùng da hở, đặc biệt là mặt, cổ, gan bàn tay, gan bàn chân... của người cao tuổi, trên nền nốt tàn nhang, sạm da. Đặc biệt, cần chú ý các hình thái ung thư hắc tố ở các vị trí dưới móng tay, móng chân, ở gót chân hoặc ở gan bàn chân (thường không có màu đen).

Người có nguy cơ bị ung thư hắc tố gồm: tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng cao; người da trắng nguy cơ cao gấp hàng chục lần người da đen, người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;

Gia đình có người bị bệnh, hội chứng nốt ruồi gia đình; bệnh lý da có sẵn: da vẩy sừng hóa, tổn thương sắc tố bẩm sinh, nốt ruồi loạn sản…

Ảnh phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư da tại Bệnh viện K - Ảnh minh họa

Ảnh phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư da tại Bệnh viện K - Ảnh minh họa

Cần phân biệt các nguyên nhân khiến móng đổi màu

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn - giảng viên Trường đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, móng đổi màu thuật ngữ y học gọi là "dải sắc tố" để mô tả sắc tố đen hoặc nâu của móng. Đặc trưng bởi sự xuất hiện của một dải sắc tố (một phần hoặc toàn bộ) chạy dọc theo chiều dài móng.

Biểu hiện bệnh là do sự lắng đọng tế bào sắc tố được gọi là tế bào melanoctytes tại vùng dưới móng, các tế bào sắc tố này thường liên kết với nhau cùng với sự phát triển của móng theo chiều dọc gây ra các đường tăng sắc tố màu nâu hoặc màu đen trên móng.

Có nhiều nguyên nhân gây sắc tố đen hoặc nâu của móng:

- Chấn thương móng (thường bắt đầu trên hoặc gần gốc móng tay) - Mụn cóc (mụn cóc dưới móng tay)

- Nấm móng (một bệnh nhiễm trùng móng thường gặp)

- Bệnh vẩy nến móng tay (một rối loạn tự miễn dịch)

- Lichen planus (một tình trạng viêm da được cho là tự miễn dịch)

- Viêm quanh móng mãn tính

- U hạt nhiễm khuẩn

- Bệnh addison (suy tuyến thượng thận do bệnh tự miễn, ung thư, nhiễm trùng hoặc khối u tuyến yên)

- Do di truyền

- Hóa trị, xạ trị

Để chẩn đoán chính xác nhất tổn thương là lành tính hay ung thư hắc tố dưới móng chỉ có thể được chẩn đoán xác định bằng sinh thiết móng. Vì vậy, nếu có biểu hiện sắc tố bất thường tại móng, bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá.

Dấu hiệu nhận biết ung thư hắc tố dưới móng: Bệnh chủ yếu được phát hiện ở những người trên 50 tuổi và được coi là hiếm, chỉ chiếm 0,7 - 0,35% của tất cả các loại ung thư da.

Các dấu hiệu của bệnh: Thương tổn chiếm hơn 2/3 tấm móng; màu sắc xám hoặc đen pha nâu; sắc tố màu nâu và dạng hạt không đều; các biến thể về màu sắc và độ dày của sọc; sự biến dạng của tấm móng; một trong những dấu hiệu chính của u hắc tố dưới da là "dấu hiệu Hutchinson" (tăng độ rộng của dải sắc tố vùng gần gốc móng hoặc hai bên).

Cách phòng bệnh ung thư hắc tố

- Hạn chế và có biện pháp tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

- Khám chuyên khoa với những trường hợp phát hiện tổn thương nghi ngờ hoặc có tiền sử gia đình có người mắc ung thư hắc tố.

- Thường xuyên theo dõi và tự khám da toàn thân, đặc biệt là các vùng da hở, chú ý tới sự thay đổi kích thước màu sắc, hình dạng của nốt ruồi. Khi có triệu chứng nghi ngờ hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị.

Bất ngờ vì sẩn ngứa da đầu thành ung thư ác tínhBất ngờ vì sẩn ngứa da đầu thành ung thư ác tính

Có nốt sẩn ngứa da đầu tưởng vảy gàu, nào ngờ phải mổ 4-5 lần vì ung thư da đầu tái phát. Có người phải tạo hình cả hộp sọ vì u ăn sâu vào não. Ngoài di căn hạch, ung thư da tế bào vảy còn di căn theo đường máu vào phổi, xương, gan, não...

Xem thêm: mth.51435828020304202-tahn-meih-yugn-ot-cah-oab-et-uht-gnu-iaol-cam-iahp-oc-uam-iod-yat-gnom/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Móng tay đổi màu có phải mắc loại ung thư tế bào hắc tố nguy hiểm nhất?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools