vĐồng tin tức tài chính 365

Tận dụng nhu cầu thị trường, giá hồ tiêu Việt Nam bật tăng

2024-03-02 12:06

Nguồn cung giảm, nhu cầu tăng

Đầu tháng 3/2024, theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường trong nước nằm trong khoảng 91.000 - 94.000 đồng/kg sau khi tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Hiện tại, hồ tiêu tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai đang ghi nhận mức giá chung là 91.000 đồng/kg, lần lượt tăng 2.000 đồng/kg và 1.000 đồng/kg.

Tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hồ tiêu được thu mua với cùng mức giá 93.000 đồng/kg, ứng với mức tăng 1.500 đồng/kg và 1.000 đồng/kg. Tương tự, giá tiêu hiện nay tại tỉnh Bình Phước cũng tăng 2.000 đồng lên mức 94.000 đồng/kg.

Nông dân Trần Huy ngụ huyện Eakar (tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: “Giá tiêu tăng lên từng ngày khiến cho bà con phấn khởi. Giá có nơi đã lên đến 90.000 đồng/kg, hiện nhiều vườn tiêu ở Tây Nguyên mới bắt đầu thu hoạch, thậm chí nhiều hộ còn trữ lại mấy năm nay vẫn chưa bán, nên lợi nhuận chắc chắn lớn”.

Còn nông dân Nguyễn Công Thuận (ngụ tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) cũng hồ hởi khoe: “Vườn tiêu nhà tôi đang bắt đầu thu hoạch, nghe giá tiêu tăng lên thì người nông dân mừng lắm. Mấy năm nay giá thấp, tôi cũng chưa vội bán nên vẫn còn khoảng 1 tấn trong kho từ hồi 36.000 đồng/kg”.

Hay nông dân Nguyễn Văn Linh (ngụ huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cho biết, nhiều ngày qua các thương lái và doanh nghiệp tranh nhau mua nên giá đội lên liên tục, dẫn đến diễn biến giá cũng khác nhau ở các nơi. Ngoài ra, giá mặt hàng này cũng tùy vào chất lượng.

"Giá tiêu 2 tháng qua dần tốt lên, đặc biệt sau Tết đến nay. Với thực tế trên, nhiều người dân vẫn chọn trữ lại để chờ giá, thay vì bán ngay sau khi thu hoạch như thói quen các năm", ông Linh thông tin.

Một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu cũng đang chủ động thu mua vì “tâm lý sợ thiếu hàng”, “giá còn tăng” nên góp phần đẩy giá hồ tiêu tăng trong thời gian qua.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và Gia vị Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu 5.687 tấn hồ tiêu. Trong đó tiêu đen đạt 4.886 tấn, tiêu trắng đạt 801 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 22,7 triệu USD. Các doanh nghiệp xuất khẩu chính gồm: Olam - 615 tấn, Liên Thành - 578 tấn và Nedspice Việt Nam - 570 tấn.

Kinh tế vĩ mô - Tận dụng nhu cầu thị trường, giá hồ tiêu Việt Nam bật tăng

Giá hồ tiêu bật tăng sau nhiều năm giảm sâu nên người nông dân phấn khởi.

Theo các chuyên gia, năm nay người dân Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có nguồn thu nhập tốt từ sầu riêng và các cây ăn quả nên không vội bán hồ tiêu nên không dễ “gây áp lực” lên giá tiêu.

Một nguyên nhân khác cũng phải kể đến là sức mua từ thương lái Trung Quốc. Theo các chuyên gia, thường sau Tết Nguyên đán, Việt Nam đang vào cao điểm mùa thu cũng là thời điểm thương lái Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn hàng.

Theo sát diễn biến thị trường

Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới.

Hạt tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm, là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương. Nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu hàng năm của Trung Quốc khoảng 65.000 - 70.000 tấn.

Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, diện tích trồng tiêu tại Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 115.000ha, giảm 5.000ha so với năm 2022. Sản lượng hạt tiêu năm 2023 đạt 190.000 tấn, tăng 3,8% so với năm 2022. Tuy nhiên, do diện tích giảm nhiều nên dự báo sản lượng tiêu năm 2024 sẽ giảm theo. Dự kiến sản lượng hạt tiêu của Việt Nam năm 2024 chỉ đạt 170.000 tấn, giảm 10,5% so với năm 2023.

Báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam dự báo, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2024 có thể sẽ ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Các nước sản xuất hồ tiêu khác như Ấn Độ, Indonesia, Brazil, sản lượng được dự báo cũng giảm.

Thời điểm hiện tại chỉ có Việt Nam thu hoạch hồ tiêu, nhu cầu đang tăng trong khi sản lượng giảm sút. Vì thế, dự báo giá hồ tiêu sẽ còn tăng lên nữa trong thời gian tới nên người trồng tiêu cần chủ động chọn thời điểm bán ra để có được lợi nhuận cao.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đánh giá, nguyên nhân chính khiến giá hồ tiêu tăng cao đó là yếu tố cung cầu.

Theo đó, lực tác động lớn nhất khiến hồ tiêu tăng nhanh là do hiện hồ tiêu đang bắt đầu vào vụ thu hoạch nên khối lượng chưa được nhiều. Bên cạnh đó, giới đầu cơ trong nước đang tập trung mua nhiều, giá nào họ cũng mua vì họ đoán định rằng hồ tiêu sẽ bắt đầu vào chu kỳ tăng giá trong nhiều năm (thường kéo dài 10 năm).

Trong khi đó, người nông dân trồng hồ tiêu không có áp lực bán ra lớn. Hay nói cách khác, số lượng hộ nông dân chịu tác động áp lực bán hàng ngay ít hơn nhiều so với các năm trước.

“Đa số những người trồng hồ tiêu hiện nay họ sẽ trồng thêm sầu riêng, cà phê hoặc có những thu nhập khác. Vì vậy, họ mới giữ được vườn tiêu và vượt qua được giai đoạn khó khăn vừa qua, tức là thời điểm giá hồ tiêu xuống thấp, chỉ khoảng 34.000 - 35.000 đồng/kg, thậm chí 40.000 – 50.000 đồng/kg họ đều không có lãi, thậm chí là thua lỗ”, ông Bính nhận định.

Trong khi đó, nhu cầu tăng của các thị trường khác nhau như Hoa Kỳ, EU, châu Á và châu Phi đối với các đơn hàng giao ngay trong quý I/2024 cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy giá hồ tiêu tăng mạnh.

Nói về lợi nhuận thu về khi xuất khẩu hồ tiêu, ông Bính cho rằng, với mức giá như hiện nay, nông dân có lãi nhưng chưa nhiều, khoảng 30% so với giá trị đầu tư.

“Kỹ thuật trồng hồ tiêu khó hơn các cây trồng công nghiệp khác, nên nếu ai không hiểu biết thì sẽ khiến tiêu chết hàng loạt. Để bà con chuyển sang trồng mới cây hồ tiêu thì giá phải ít nhất đạt trên 120.000 đồng/kg thì mới hòa vốn”, chuyên gia khuyến cáo.

Xem thêm: lmth.646156a-gnat-tab-man-teiv-ueit-oh-aig-gnourt-iht-uac-uhn-gnud-nat/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tận dụng nhu cầu thị trường, giá hồ tiêu Việt Nam bật tăng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools