vĐồng tin tức tài chính 365

Chấn thương ngầm khi chơi thể thao ít được chú ý

2024-03-04 07:13
Bệnh nhân bị đứt gân con chuột ở cánh tay - Ảnh: BS NGUYỄN TIẾN LỘC

Bệnh nhân bị đứt gân con chuột ở cánh tay - Ảnh: BS NGUYỄN TIẾN LỘC

Đã có nhiều trường hợp người bệnh nhập viện vì đứt gân cơ nhị đầu - "gân con chuột" ở cánh tay. Có trường hợp một năm sau mới phát hiện qua khám sức khỏe, trước đó đau nhưng không điều trị vì nghĩ đây chỉ là tình trạng đau nhức cơ bắp.

Làm sao phát hiện đứt gân nhị đầu?

Gân nhị đầu nằm ở vùng cánh tay trước, có chức năng gấp khuỷu là chủ yếu.

Đứt gân nhị đầu thường sẽ gây đau nhói nhiều ở vùng cánh tay, khiến người bị đứt không thể vận động, sinh hoạt trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, do gân này có hai đầu, nên được gọi là gân nhị đầu, khi bị đứt một đầu, người bệnh vẫn có thể tiếp tục vận động sau một thời gian nhờ vào đầu còn lại.

Mặc dù hiện tượng đứt gân nhị đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy đa số là người trẻ, tham gia thể thao nhiều sẽ có nguy cơ cao hơn. Ngoài ra, bên cạnh thể thao, ở những người có lối sống thụ động, ít hoạt động thể chất cũng có nguy cơ đứt gân nếu gặp phải lực tác động mạnh một cách đột ngột.

Phát hiện sớm đứt gân nhị đầu quan trọng ra sao?

Gân nhị đầu khi vừa mới đứt khả năng phục hồi sẽ tốt hơn nhiều nếu được điều trị đúng cách. Trong một số trường hợp, tùy theo vị trí, hình thái tổn thương mà có thể áp dụng phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện, người bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt mà không để ý đến tình trạng của gân, gây cản trở quá trình lành gân.

Đối với những trường hợp phát hiện muộn, khu vực gân đứt đã hình thành các cấu trúc xơ sẹo, các bác sĩ có thể phải cắt đi một đoạn gân, hoặc dịch chuyển điểm bám gân sang một vị trí mới để phục hồi hình dáng và chức năng của gân. Yếu tố này có thể làm giảm đi hiệu quả điều trị và người bệnh dù có phục hồi cũng sẽ bị giảm đi một phần sức mạnh của gân.

Gân nhị đầu có cấu trúc gần giống với một sợi dây thừng, khi gân bị đứt cũng như việc dây thừng bị căng đứt đột ngột. Tại thời điểm đứt, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói một cách đột ngột ở mặt trước cánh tay, không thể vận động được khuỷu hay vai. Một vài ngày sau sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ, đau nhiều hơn khi cố gắng vận động cánh tay.

Ở một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh bị viêm gân nhưng không điều trị, tình trạng viêm dai dẳng khiến gân bị tổn thương, đứt một cách âm thầm dù không có cơ chế lực tác động rõ ràng. Đây cũng chính là trường hợp mà người bệnh dễ bỏ qua tổn thương nhiều nhất.

Khuyến khích khám sức khỏe định kỳ

Đứt gân nhị đầu chỉ là một trong các loại chấn thương khi tham gia thể thao. Các bác sĩ khuyến khích người dân nên khám sức khỏe định kỳ.

Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ cần cung cấp các vấn đề "khó chịu" của bản thân với bác sĩ. Đặc biệt là những cảm giác đau, khó chịu sau khi vận động nặng hoặc va chạm.

Tham khảo thông tin về sức khỏe từ các nguồn tin có uy tín. Việc tìm cho mình một nguồn tin về sức khỏe cộng đồng đáng tin cậy là một trong những bước đi đầu tiên để bảo vệ sức khỏe của mình.

Đi bộ thể dục cũng có thể gặp chấn thươngĐi bộ thể dục cũng có thể gặp chấn thương

Đi bộ hiện là một trong những hình thức tập luyện được yêu thích rộng rãi nhất vì tính chất nhẹ nhàng, dễ áp dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Mọi người không chỉ tham gia đi bộ hằng ngày mà còn nâng việc đi bộ lên thành rèn luyện sức khỏe, giải trí.

Xem thêm: mth.50962203230304202-y-uhc-coud-ti-oaht-eht-iohc-ihk-magn-gnouht-nahc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chấn thương ngầm khi chơi thể thao ít được chú ý”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools