vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc vươn tới vị trí 'thống trị' về năng lượng mặt trời thế nào?

2024-03-10 10:52
Một trang trại điện mặt trời của Công ty phát triển thủy điện Hoàng Hà, đơn vị thuộc Tập đoàn đầu tư điện lực quốc gia của Trung Quốc ở tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) - Ảnh: Bloomberg

Một trang trại điện mặt trời của Công ty phát triển thủy điện Hoàng Hà, đơn vị thuộc Tập đoàn đầu tư điện lực quốc gia của Trung Quốc ở tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) - Ảnh: Bloomberg

Ngày 8-3, kênh truyền hình CGTN (Trung Quốc) nhấn mạnh Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng bền vững, bao gồm sản xuất khoảng 80% tổng số tấm pin năng lượng mặt trời trên thế giới.

Tờ New York Times (NYT) mới đây cũng đã nêu vấn đề: "Trung Quốc đã vươn tới vị trí thống trị thế giới về năng lượng mặt trời như thế nào?".

Bộ ba ngành công nghiệp mới

Trong lúc Mỹ và châu Âu đang nỗ lực khôi phục hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo và giúp các công ty trong ngành này tránh phá sản, thì Trung Quốc đang vượt xa phía trước. Tại kỳ họp "lưỡng hội" của Trung Quốc tuần này, Thủ tướng Lý Cường tuyên bố nước này sẽ đẩy nhanh xây dựng các trang trại điện mặt trời cũng như các dự án điện gió và thủy điện.

Năm 2023, Trung Quốc đã phát huy toàn bộ sức mạnh của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời. Họ lắp đặt số tấm pin mặt trời nhiều hơn cả Mỹ, giảm gần một nửa giá bán các tấm pin này, xuất khẩu số pin thành phẩm tăng 38%, xuất khẩu các linh kiện chính tăng gần gấp đôi...

Theo NYT, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang chững lại, việc tăng cường đầu tư cho năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện mặt trời, là nền tảng cho sự đánh cược lớn vào các công nghệ mới nổi. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ ra "bộ ba ngành công nghiệp mới" - gồm pin mặt trời, ô tô điện và pin lithium - đã thay thế "bộ ba cũ" (quần áo, đồ nội thất và trang thiết bị).

Mục tiêu của Bắc Kinh là bù đắp lại sự sụt giảm mạnh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở. Trung Quốc hy vọng sẽ sử dụng các ngành công nghiệp mới nổi như năng lượng mặt trời - những ngành mà Chủ tịch Tập Cận Bình mô tả là "lực lượng sản xuất mới" - để tái tạo năng lượng cho nền kinh tế giảm tốc.

Ngoài ra, việc tập trung vào năng lượng mặt trời là một phần trong mục tiêu giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.

Lợi thế chi phí 

Trước những bước tiến của Trung Quốc trong ngành năng lượng mặt trời, các nước khác đã phản ứng khẩn cấp. Mỹ và Ấn Độ đang trợ cấp cho hoạt động sản xuất điện mặt trời của họ để giảm sự phụ thuộc vào hàng Trung Quốc nhằm đạt được mục tiêu năng lượng sạch. Washington đã đưa ra các khoản trợ cấp, bao gồm hỗ trợ chi phí sản xuất pin năng lượng mặt trời và chi phí lắp đặt.

Châu Âu còn báo động hơn. Các quan chức châu Âu "thất vọng cay đắng" bởi vì cách đây khoảng chục năm, khi Trung Quốc trợ cấp cho các nhà máy chuyên sản xuất pin mặt trời trong nước thì chính phủ các nước châu Âu lại trợ cấp cho việc mua các tấm pin này được sản xuất ở bất cứ đâu. Điều đó làm bùng nổ việc mua hàng từ Trung Quốc, gây tổn hại cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của châu Âu.

Ngoài ra, "làn sóng phá sản" đã quét qua ngành công nghiệp này khiến châu Âu bị phụ thuộc vào hàng Trung Quốc. Norwegian Crystals (NCR), nhà sản xuất nguyên liệu thô quan trọng cho các tấm pin mặt trời ở châu Âu, đã phá sản vào hè năm ngoái.

Hồi tháng 9-2023 Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã phát biểu: "Chúng tôi không quên được chuyện các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến ngành năng lượng mặt trời của chúng tôi ra sao. Nhiều doanh nghiệp trẻ đã phải ra đi khi đối mặt các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc - những đối thủ được trợ cấp quá nhiều".

Hiện nay Trung Quốc giữ lợi thế lớn về chi phí so với các nước khác. Trong báo cáo hồi tháng 1 năm nay, một đơn vị nghiên cứu của Ủy ban châu Âu tính toán các công ty Trung Quốc có thể sản xuất pin mặt trời với công suất phát tốn từ 16 - 18,9 cent/watt. Trong khi đó các công ty ở châu Âu tốn 24,3 - 30 cent/watt và các công ty Mỹ mất khoảng 28 cent (1 USD = 100 cent). Chưa kể doanh nghiệp Trung Quốc còn được hưởng ưu thế về giá thuê đất, lãi suất vay ưu đãi của ngân hàng...

Giá điện thấp ở Trung Quốc cũng tạo ra khác biệt lớn. Việc sản xuất polysilicon - nguyên liệu chính để làm ra các tấm pin - tốn rất nhiều năng lượng. Các tấm pin mặt trời thường phải tạo ra điện trong ít nhất bảy tháng thì mới bù lại được lượng điện cần thiết đã sản xuất chúng.

Hiện nay than cung cấp 2/3 lượng điện của Trung Quốc với mức giá thấp. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đang giảm chi phí thêm nữa bằng cách xây dựng trang trại điện mặt trời ở những sa mạc phía tây Trung Quốc, nơi đất công về cơ bản miễn phí. Sau đó họ dùng điện từ những trang trại này để tạo ra nhiều polysilicon hơn.

Ngược lại, giá điện ở châu Âu đắt đỏ, đặc biệt sau khi họ ngừng mua khí tự nhiên của Nga vì xung đột tại Ukraine. Đất được dùng cho các trang trại điện mặt trời ở châu Âu cũng không hề rẻ. Còn tại khu vực tây nam nước Mỹ, những mối lo về môi trường đã cản trở quá trình xây dựng các trang trại điện mặt trời.

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời

Theo dự báo của Công ty nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie, sau khi đầu tư hơn 130 tỉ USD vào ngành điện mặt trời năm 2023, Trung Quốc sẽ nắm giữ hơn 80% năng lực sản xuất polysilicon, wafer, pin và module năng lượng mặt trời của thế giới từ năm 2023 - 2026. Công suất của Trung Quốc sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu toàn cầu hằng năm từ nay cho đến năm 2032.

Trung Quốc kêu gọi dân tiết kiệm điện hết mức vì nắng Trung Quốc kêu gọi dân tiết kiệm điện hết mức vì nắng 'ngộp thở', sông cạn đáy

Các thành phố phía nam Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp và người dân tiết kiệm điện trước tình trạng nắng nóng kéo dài, lưới điện quá tải.

Xem thêm: mth.91070309001304202-oan-eht-iort-tam-gnoul-gnan-ev-irt-gnoht-irt-iv-iot-nouv-couq-gnurt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc vươn tới vị trí 'thống trị' về năng lượng mặt trời thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools