vĐồng tin tức tài chính 365

Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy: Thời này chúng ta thích hoài niệm hơn?

2024-03-11 10:52
Họa sĩ X.Lan (trái) và Trang Neko tại buổi ra mắt sách Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy - Ảnh: T.ĐIỂU

Họa sĩ X.Lan (trái) và Trang Neko tại buổi ra mắt sách Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy - Ảnh: T.ĐIỂU

Cuốn 199 mấy - Hồi ấy làm gì?, cũng của Trang Neko và X.Lan, xuất bản năm 2020, đến nay đã bán 20.000 bản.

Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy đang đầy hứa hẹn trở thành cuốn sách hot. Bố mẹ yêu vì hoài niệm thời học sinh những năm 1990, 2000 của mình đã đành. Nhưng cớ gì những đứa trẻ thời hiện đại cũng yêu luôn cả nỗi hoài niệm của cha mẹ?

Có phải thời đại công nghệ khiến những kết nối trực tiếp giữa con người với nhau và con người với thiên nhiên ngày càng giảm thì người ta càng khao khát ngày xưa, càng hoài thương tuổi thơ xưa dường như đẹp hơn bây giờ?

Niềm vui của những ông bố bà mẹ khi được sống lại tuổi học trò trong những trang sách Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy

Niềm vui của những ông bố bà mẹ khi được sống lại tuổi học trò trong những trang sách Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy

Bắt trend hoài niệm

Trang Neko kể cô là đứa trẻ không muốn lớn lên. Cô luôn giữ tuổi thơ mình thật đẹp trong tim. Rồi một ngày, cô nhận ra không phải chỉ mình hoài cổ.

Phim ảnh, thiết kế, dịch vụ ăn uống cũng như các nhà hàng phục vụ những món ăn thời bao cấp, quán cà phê với toàn đồ dùng và trang trí đậm chất nhà binh xưa... Hoài cổ đang ăn khách.

Trang có những câu chuyện và tài kể chuyện. Cô cũng muốn "bắt trend" và lập tứ thành công. 199 mấy - Hồi ấy làm gì? ra đời, với "đồng minh" là họa sĩ vẽ minh họa đang rất được giới trẻ yêu thích: X.Lan, nhanh chóng hot.

Sách tập trung vào những câu chuyện gia đình, hàng xóm láng giềng cùng những trò chơi, đồ ăn thức uống thập niên 1990.

Trang cho biết cô không ngờ cuốn sách viết những hoài niệm tuổi thơ của mình, của thế hệ mình lại được yêu thích đến thế.

Không chỉ những người có tuổi thơ vào những năm 1990 yêu thích mà con cái họ, những bạn gen Z, cũng thích...

"Các bạn nhỏ cũng muốn biết về tuổi thơ của bố mẹ mình. Và không ngờ là các bạn ấy cũng rất yêu tuổi thơ khác rất xa trải nghiệm của họ", Trang nói với Tuổi Trẻ.

Thành công của 119 mấy - Hồi ấy làm gì? tạo động lực cho hai tác giả làm tiếp cuốn Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy.

Sách tái hiện thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000. Thế hệ trước hoặc sau đó một chút cũng sẽ tìm thấy chính mình trong ấy. Những bạn nhỏ hơn, dù không biết những trải nghiệm đời học trò những năm 2000 thì sẽ ngạc nhiên và thích thú khi được nghe "truyện cổ tích" thời bố mẹ mình.

Ấy là chuyện tranh nhau đọc những tờ báo quốc dân như Hoa Học Trò, Mực Tím... chép lời bài hát vào sổ; khắc hình trên thước kẻ; chuyền thư ngăn bàn, những cái nick Yahoo thật ấn tượng, ra "quán nét", thuê truyện tranh, nghe băng cassette, nghe chương trình âm nhạc theo thư yêu cầu có anh Quick và chị Show dẫn siêu dễ thương, dán ảnh thần tượng đầy phòng...

Những hình minh họa dễ thương rất "trùng sóng" với lời kể dí dỏm, màu giấy lẫn màu sắc tranh vẽ thiên về sắc nâu và vàng, khiến cuốn sách đậm hoài cổ từ nội dung tới hình thức. Mà hoài niệm sẽ còn tiếp tục là một thứ đắt khách.

Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy - sách do Wings Books, thương hiệu sách trẻ của NXB Kim Đồng, phát hành - Ảnh: T.ĐIỂU

Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy - sách do Wings Books, thương hiệu sách trẻ của NXB Kim Đồng, phát hành - Ảnh: T.ĐIỂU

Thời này ta hoài niệm nhiều hơn?

Nói về lý do mình "bắt sóng" rất tốt với các câu chuyện của Trang Neko để vẽ những bức hình thật dễ thương, X.Lan nói do mình cũng là người hoài cổ, hay vẽ trẻ em, vẽ về tuổi thơ. Đây cũng chính là những bức vẽ mà X.Lan nhận được nhiều tình cảm của công chúng hơn cả.

X.Lan bảo đến một tuổi rồi ai cũng hoài cổ, nhất là hoài cổ về tuổi thơ. Tuổi học trò ai mà không yêu.

Nhưng cô thừa nhận dường như thế hệ của cô, thế hệ giao thời, giữa một Việt Nam còn nhiều lạc hậu chuyển sang một xã hội hiện đại khi Internet xóa nhòa, san phẳng những ranh giới, khiến nỗi hoài niệm dường như sâu đậm hơn cả thế hệ trước lẫn sau mình.

Đó là thế hệ chứng kiến công nghệ, đời sống hiện đại đã làm "tuyệt chủng" nhiều nếp sống như thư tay, nghe các chương trình âm nhạc theo thư yêu cầu, chép bài hát vào sổ tay, dán ảnh thần tượng đầy phòng... Bảo sao nỗi hoài niệm không cồn cào.

Nhưng Trang Neko và X.Lan làm cuốn sách không chỉ để nhấm nháp nỗi hoài niệm vô nghĩa.

Các bạn muốn nỗi hoài niệm ấy sống dậy mạnh mẽ để kết nối sâu đậm các thế hệ và kết nối hiện tại với ký ức.

Trang Neko mong những bạn từng có những ký ức học trò những năm 2000, nay đã là các bậc cha mẹ, hãy đọc để nhớ lại chúng ta đã có những niềm vui như thế, cả những nỗi lo lắng như thế.

Để nhớ ra mình cũng từng là một đứa trẻ, như con mình bây giờ, để thấu hiểu hơn, để làm cha mẹ tốt hơn.

Mong muốn này của Trang chẳng phải là thừa. Vì nhiều bố mẹ bây giờ quên mất mình đã từng là một đứa trẻ, rồi "vô tình" góp buồn lo, áp lực vào tuổi thơ những đứa con mình.

Nhà giáo Phạm Như Vân 85 tuổi vẫn thương thơ mến vănNhà giáo Phạm Như Vân 85 tuổi vẫn thương thơ mến văn

Nhiều bạn thơ, bạn văn của nhà giáo, nhà thơ Phạm Như Vân như: nhà thơ Lê Thị Kim, nhà văn Trịnh Bích Ngân, nhà thơ Triệu Kim Loan... đều bày tỏ lòng quý mến với bà bởi tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhiệt thành với văn chương.

Xem thêm: mth.14343600111304202-noh-mein-iaoh-hciht-at-gnuhc-yan-ioht-ya-ioh-0002-hnim-gnuhc-hnis-coh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Học sinh chúng mình 2000 hồi ấy: Thời này chúng ta thích hoài niệm hơn?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools