vĐồng tin tức tài chính 365

Lấy lại niềm tin và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh

2024-03-11 17:47

Kết luận cuộc họp của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản (BĐS) cho địa phương, doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc phát triển thị trường bất động sản (BĐS) lành mạnh góp phần vào tăng trưởng kinh tế-xã hội, tạo công ăn việc làm, bảo đảm quyền được tiếp cận nhà ở của người dân.

Thời gian qua, thị trường BĐS chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước, thế giới, nhất là sau đại dịch COVID-19, cũng như những kẽ hở, yếu kém trong quản lý thị trường vốn, đất đai, BĐS. Vấn đề đặt ra là phải lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư một cách bài bản, đồng bộ, khoa học, nhanh nhạy đối với công tác quản lý lĩnh vực BĐS, đất đai, tín dụng, vốn… tạo ra thị trường lành mạnh, khuyến khích đầu tư, kinh doanh, tránh tình trạng "bong bóng" BĐS.

Hoạt động của Tổ Công tác thể hiện quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ, các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thông qua hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực thi, góp phần giúp thị trường BĐS vượt qua thách thức, có sự chuyển động tích cực, bước đầu lấy lại niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Lấy lại niềm tin và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc phát triển thị trường bất động sản (BĐS) lành mạnh góp phần vào tăng trưởng kinh tế-xã hội, tạo công ăn việc làm, bảo đảm quyền được tiếp cận nhà ở của người dân

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng tổng kết thành những nhóm vấn đề vướng mắc chủ yếu có thể được giải quyết trong các luật sửa đổi, bổ sung về đất đai, nhà ở, kinh doanh BĐS… vừa được thông qua, từ đó nghiên cứu phương án tham mưu, trình Chính phủ, Quốc hội ban hành văn bản theo thẩm quyền cho phép áp dụng trước thời điểm luật có hiệu lực.

Tổ Công tác thống kê số dự án BĐS đã được giao đất nhưng đang vướng mắc về thủ tục pháp lý; xây dựng tiêu chí nhà đầu tư BĐS có năng lực; tổng kết, pháp điển hoá việc thí điểm cho phép địa phương điều chỉnh cục bộ quy hoạch đối với các dự án BĐS nhưng không giảm các chỉ tiêu chung; mở rộng đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội cho người có thu nhập trung bình và thấp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp; hướng dẫn đầy đủ cho địa phương thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách đã có về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xác định giá đất…

"Việc giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, địa phương phải có địa chỉ, thời hạn cụ thể. Bộ, ngành nào chịu trách nhiệm, bao giờ hoàn thành", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng giao các địa phương tính toán cụ thể nhu cầu của người dân, bố trí đầy đủ quỹ đất dành cho các dự án nhà ở, cải tạo chung cư cũ, trong quá trình lập, thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn; báo cáo hoạt động của các tổ công tác của địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án BĐS.

Đối với nguồn vốn dành cho các dự án nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách tài khoá dài hạn hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay tín dụng ưu đãi; thành lập quỹ đầu tư nhà ở xã hội bao gồm ngân sách Nhà nước, đóng góp của DN từ chi phí 20% xây nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại và các nguồn hợp pháp khác hỗ trợ cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội và người dân mua nhà ở xã hội, bảo đảm hài hoà giữa thực hiện chính sách xã hội và cơ chế thị trường.

Phó Thủ tướng mong muốn, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tính toán chi phí hợp lý, đưa ra các sản phẩm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có giá bán phù hợp, bảo đảm chất lượng, thiết kế, thẩm mỹ và mức lợi nhuận hợp lý, hài hoà lợi ích với Nhà nước, người dân; góp phần phát triển lành mạnh thị trường BĐS.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, thị trường BĐS nói chung và việc tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án BĐS đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Tiêu biểu, Hà Nội hiện có 404 dự án; qua rà soát phân loại khó khăn, vướng mắc, đã giải quyết: đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai 81 dự án; 10 dự án đã thu hồi đất, chấm dứt hoạt động; 67 dự án tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Hà Nội đang tiếp tục triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 246 dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành.

Tương tự, TP Hồ Chí Minh đã triển khai giải quyết: theo thẩm quyền 33/72 dự án do Tổ công tác yêu cầu; 44/148 dự án do Hiệp hội Bất động sản Thành phố tổng hợp kiến nghị; đang tiếp tục triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 143 dự án…

Nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế đã được các luật mới (Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)) tháo gỡ nhưng chưa có hiệu lực thi hành dẫn đến chưa giải quyết ngay khó khăn, vướng mắc hiện nay.

Thị trường bất động sản như “cục máu đông”, cần giải quyết sớmThị trường bất động sản như “cục máu đông”, cần giải quyết sớm

VTV.vn - Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản hiện khoảng 2,89 triệu tỷ đồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.64701706111304202-hnam-hnal-nas-gnod-tab-gnourt-iht-neirt-tahp-av-nit-mein-ial-yal/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lấy lại niềm tin và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools