vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp gặp khó khi cước vận chuyển đường biển tăng

2024-03-14 03:11

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, từ quý IV/2023 đến nay, hoạt động xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã khởi sắc khi có thêm nhiều đơn hàng được ký kết. Kim ngạch xuất khẩu trừ dầu thô hai tháng đầu năm của tỉnh đạt trên 925 triệu USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, do tình trạng căng thẳng leo thang ở biển Đỏ khiến các hãng tàu phải di chuyển đường vòng, kéo theo đó, cước phí vận chuyển đến một số thị trường truyền thống tăng từ 1,5 cho đến 4 lần so với trước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất khẩu.

Hai tháng đầu năm 2024, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Baseafood đã xuất khẩu được 1.300 tấn sản phẩm sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, đạt kim ngạch xuất khẩu 8 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ. Dù kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, nhưng lợi nhuận của công ty lại sụt giảm do cước phí vận chuyển tăng từ 1,8 đến 2,5 lần so với trước.

Doanh nghiệp gặp khó khi cước vận chuyển đường biển tăng - Ảnh 1.

Cước phí vận chuyển đến một số thị trường truyền thống tăng từ 1,5 cho đến 4 lần so với trước

Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Baseafood cho biết: "Cước tàu do khách hàng chỉ định. Việc này họ chịu nhưng nếu tình hình căng quá thì họ sẽ không mua hàng, buộc lòng chúng tôi phải giảm giá cho họ, hỗ trợ một phần cước phí vận chuyển".

80% lượng hàng hóa xuất khẩu đi Bờ Đông nước Mỹ, Canada và EU đều qua kênh đào Suez. Nhưng do căng thẳng tại khu vực Biển Đỏ, nên để qua kênh đào này, buộc các tàu phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng, với hành trình mất thêm từ 7-10 ngày kéo theo đó, chi phí vận tải tăng cao.

Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu theo hình thức phí vận chuyển do bên khách hàng chi trả, nhưng trước thực trạng cước vận chuyển tăng quá cao như hiện nay doanh nghiệp bán đều có sự chia sẻ, hỗ trợ một phần cước phí này.

Không chỉ xuất khẩu mà ở chiều ngược lại, nguồn thiết bị, nguyên liệu nhập khẩu cũng bị chậm, dẫn đến tình trạng thiếu container rỗng cục bộ.

Ông Đào Quốc Tuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Tứ Hải nói thêm về nguyên nhân cước vận chuyển đường biển tăng. Do các nước trên thế giới thiếu hàng, người ta phải chờ hàng nên liên tục hủy. Từ chỗ ít hàng nên các hãng tàu phải lên giá.

Hiện Bộ Công Thương đã đề nghị các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình, trao đổi với đối tác để trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài thời gian đóng hàng, nhận hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu; tìm kiếm phương thức vận chuyển khác ngoài đường biển để tránh sự phụ thuộc như hiện nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.9805001131304202-gnat-neib-gnoud-neyuhc-nav-couc-ihk-ohk-pag-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp gặp khó khi cước vận chuyển đường biển tăng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools