vĐồng tin tức tài chính 365

Những điều bạn cần biết nếu không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn

2024-03-15 12:06

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định, thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

Hiểu đơn giản, khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ sẽ được thanh toán hóa đơn hoặc rút tiền mặt trong một hạn mức tín dụng nhất định khi không có tiền trong thẻ.

Chủ thẻ được cho vay tiền trong hạn mức tín dụng này để chi tiêu trước, sau đó sẽ thanh toán lại cho ngân hàng toàn bộ khoản vay hoặc trả góp hàng tháng.

Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay trong khoảng thời gian nhất định, chủ thẻ sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.

Thông thường, khoảng thời gian miễn lãi sẽ kéo dài trong khoảng 45 ngày (tùy chính sách từng ngân hàng), bao gồm thời gian miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được ân hạn (là khoảng thời gian ngân hàng gia hạn thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán hết số tiền đã ứng của ngân hàng để chi tiêu).

Hậu quả khi không trả nợ thẻ tín dụng

Thứ nhất, chịu phí phạt do quá hạn thanh toán.

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN, khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với tổ chức phát hành thẻ.

Hiện nay, các ngân hàng sẽ để thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài khoảng 45 ngày (tùy chính sách từng ngân hàng), bao gồm thời gian miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được ân hạn (là khoảng thời gian ngân hàng gia hạn thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán hết số tiền đã ứng của ngân hàng để chi tiêu).

Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay (trả góp) trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.

Trường hợp rút tiền mặt tại ATM hoặc ứng tiền mặt tại thiết bị đọc Thẻ POS : Chủ thẻ sẽ chịu lãi suất trên khoản tiền đã rút và phí rút tiền mặt kể từ ngày thực hiện giao dịch cho đến ngày trả hết nợ.

Trường hợp thanh toán hàng hóa, dịch vụ: Vào ngày đến hạn thanh toán, nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư trên sao kê, ngân hàng sẽ không thu lãi cho toàn bộ giao dịch trong kỳ sao kê đó. Vào ngày đến hạn thanh toán, nếu chủ thẻ không thanh toán đủ toàn bộ các khoản nợ, ngân hàng sẽ tính lãi đối với tất cả các giao dịch trong kỳ sao kê. Đồng thời, phần dư nợ còn lại (gốc, lãi, phí, phạt) chưa thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi và thể hiện trên sao kê của kỳ tiếp theo.

Ngoài lãi suất, cuối mỗi chu kỳ thanh toán, dù không bắt buộc trả hết nợ nhưng chủ thể vẫn sẽ phải trả một số tiền tối thiểu.

Tùy theo mỗi ngân hàng mà số tiền này sẽ khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, đa số ngân hàng áp dụng số tiền tối thiểu này là 5% dư nợ cuối kỳ.

Đây là số tiền tối thiểu mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng sau 45 ngày để không bị tính thêm phí phạt trả chậm.

Thứ hai, có lịch sử nợ xấu ảnh hưởng đến các khoản vay sau này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu là nhóm nợ 3, 4, 5 trong 05 nhóm nợ dưới đây:

Nhóm 1: Nợ tiêu chuẩn. Đây là khoản nợ chỉ quá hạn dưới 10 ngày, người được xếp vào nhóm này được xếp vào nhóm có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn…

Nhóm 2: Nợ cần chú ý. Đây là khoản nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày…

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: đây là khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày; nợ gia hạn lần đầu…

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: khoản nợ quá hạn 181 - 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai…
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: khoản nợ quá hạn 361 ngày…

Trong đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

Các khoản nợ xấu này đều sẽ được lưu trữ thông tin tại Trung tâm tín dụng CIC.

Theo đó, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, vay tiêu dùng, vay tín dụng… ngân hàng sẽ căn cứ vào thông tin tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC để xác định độ tín nhiệm rồi mới cho vay.

Với từng nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng sẽ có quy định riêng áp dụng với từng nhóm nợ.

Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2: Đối với nhóm nợ 1 và 2, thông thường, đối với nhóm 1 thì chỉ cần tất toán xong khoản vay cũ thì người vay có thể vay được khoản vay mới. Tuy nhiên, trong trường hợp thuộc nhóm 2, ngân hàng sẽ đưa ra một số yêu cầu rồi mới đồng ý cho vay. ​

Cụ thể có thể kể tới bắt buộc phải chứng minh thu nhập, chứng minh lý do nợ xấu là khách quan/không cố ý, tài sản thế chấp có giá trị lớn, mức vay không quá cao so với giá trị tài sản…

Đối với nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5: Khi bị nợ xấu thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì chính là 03 nhóm mà gần như các ngân hàng sẽ từ chối khoản vay cho dù tài sản đảm bảo có giá trị lớn và thông tin nợ xấu đã bị xóa khỏi CIC.

Ngoài ra, việc để nợ xấu cũng có thể ảnh hưởng đến các khoản vay của người thân.

Hiện nay, có một số ngân hàng sẽ tham chiếu thông tin nợ xấu của cha mẹ, anh chị em nhưng cũng có không ít ngân hàng chỉ kiểm tra thông tin của vợ/chồng, con của người vay.

Do đó, nếu ngân hàng không căn cứ vào thông tin nợ xấu của người thân thì người vay sẽ được xét duyệt vay vốn nếu đủ điều kiện theo quy định của từng ngân hàng.

Ngược lại, nếu ngân hàng căn cứ vào thông tin nợ xấu của người thân (đặc biệt thông tin nợ xấu của vợ/chồng) thì người đó có thể sẽ không được duyệt vay.

Đặc biệt, với một số ngân hàng, nếu vợ/chồng người vay thế chấp đã từng dính nợ xấu thì hai bên có thể làm cam kết chứng minh tài sản thế chấp là tài sản riêng, không liên quan tới người còn lại thì tài sản đó sẽ được xét duyệt vay thế chấp tại ngân hàng.

Không trả nợ thẻ tín dụng có bị đi tù?

Như đã nêu trên, nếu khách hàng không trả nợ và để các nhân viên ngân hàng nhắc nhở nhiều lần thì ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ gửi đơn khởi kiện đến tòa án.

Lúc này nếu khách hàng trả được nợ thì ngân hàng có thể rút đơn kiện hoặc khách hàng có thể yêu cầu Tòa án xử lý theo thỏa thuận của hai bên. Còn khi hai bên không tự giải quyết, Tòa án sẽ xét xử và đưa ra bản án đối với chủ thẻ. Đồng thời, có những biện pháp cưỡng chế để họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Trường hợp chủ thẻ bị phát hiện có hành vi bỏ trốn, có tiền nhưng lừa gạt cố tình không trả thì có thể họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, tùy vào mức độ vi phạm và số tiền vay, người phạm tội có thể bị áp dụng các khung hình phạt như sau:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 04 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về các tội xâm phạm quyền sở hữu mà chưa được xóa án tích…

- Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 50 đến dưới 200 triệu đồng.

- Phạt tù từ 05 - 12 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng.

- Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.

Như vậy, trả nợ thẻ tín dụng là trách nhiệm dân sự. Người nợ thẻ tín dụng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối để không trả nợ.

Không đủ khả năng trả nợ thẻ tín dụng, phải làm sao?

Nếu quên không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như nhắn tin, gọi điện, gửi mail để để nhắc nhở khách hàng trả nợ.

Khi gặp trường hợp này, khách hàng không nên lơ đi mà nên đối mặt với ngân hàng để trả lời họ, bằng cách đó có thể ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng phương án xử lý tốt nhất.

Có nhiều trường hợp người dùng phải nợ thẻ tín dụng do không đủ khả năng tài chính. Nếu rơi vào trường hợp này, tốt nhất nên đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng mở thẻ tín dụng để trao đổi với nhân viên ngân hàng để được tư vấn, giúp đỡ tìm hướng giải quyết.

Thông thường, các ngân hàng sẽ có chương trình hỗ trợ trả góp và miễn lãi suất và phí trả chậm cho người mở thẻ.

Tuệ Minh

Xem thêm: lmth.522456a-nah-gnud-gnud-nit-eht-on-art-gnohk-uen-teib-nac-nab-ueid-gnuhn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Những điều bạn cần biết nếu không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools