vĐồng tin tức tài chính 365

Sống sót sau 21 ngày bị bắt cóc, xích vào cây giữa rừng

2024-03-16 10:30

Elisa Levy là nhà bảo tồn mang hai quốc tịch Mỹ và Ecuador. Bố cô, James Levy, lớn lên ở Long Island, Mỹ, phải lòng người phụ nữ Ecuador trong chuyến đi cùng Đoàn Hòa bình, chương trình tình nguyện do chính phủ Mỹ điều hành, vào những năm 1980.

Elisa lớn lên giữa rừng rậm Ecuador trong khi bố mẹ cô thành lập nhóm môi trường Altropico để cố gắng bảo tồn khu rừng nhiệt đới đang bị đe dọa ở phụ cận nhà họ. Thời niên thiếu, Elisa về Mỹ trải nghiệm cuộc sống.

Năm 2009, ở tuổi 24, Elisa trở lại Ecuador. Khi làm tình nguyện viên cho Altropico, cô nhận được cuộc gọi từ một người đàn ông tự xưng là dân địa phương muốn thực hiện dự án nuôi chim ở thị trấn gần đó. Elisa đồng ý giúp đỡ nếu người đàn ông cử tài xế đến đón.

Ngày 17/10/2009, anh trai chở Elisa đến điểm hẹn. Một tài xế lái chiếc Isuzu Trooper màu xanh lam đang đợi cô ở đó, tỏ ra rất thân thiện. Lo xa, Elisa bảo anh trai ghi lại biển số rồi lên xe.

Chuyến đi không có gì bất thường cho đến khi tài xế dừng lại đón hai người dọc đường, một trong số đó dí súng vào cổ ép Elisa chui vào thùng xe. "Hắn nói 'Đừng cử động, đừng la hét, nếu nghe lời, sẽ không có chuyện gì xảy ra với cô đâu'", Elisa nhớ lại.

Bị còng tay, bịt miệng và che đậy dưới tấm chăn, Elisa bị đưa đi hơn một giờ dọc theo những con đường xóc nảy trước khi xe dừng lại, người đàn ông từng nói định nuôi chim lại gần ôtô và đỡ cô ra ngoài. Elisa được dẫn vào rừng, đưa đến một cái lều tạm và xích vào gốc cây gần đó bằng sợi dây xích dài 3 m buộc vào cả hai chân.

Lúc này, Elisa nhận thức rõ ràng là không có dự án nuôi chim nào. Đây là một vụ bắt cóc được thực hiện bởi những kẻ lầm tưởng rằng gia đình cô rất giàu có.

Gia đình Elisa biết ngôi nhà nằm gần biên giới Colombia của họ ở trong khu vực đầy rẫy tội phạm, nhưng chưa bao giờ tưởng tượng rằng nó sẽ ập đến với chính gia đình mình.

Ông James thừa nhận sai lầm khi làm việc ở khu vực phức tạp trong nhiều năm. "Tôi làm những việc có ích cho rất nhiều cộng đồng khác nhau ở cả hai bên biên giới và tưởng rằng mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực về chúng tôi", ông nói.

Theo Fernando Matus, từng là sĩ quan an ninh khu vực ở Ecuador của Bộ Ngoại giao Mỹ vào thời điểm đó, biên giới phía bắc của Ecuador có "rất nhiều thách thức an ninh", bao gồm một nhóm lực lượng vũ trang ở Colombia được gọi là FARC thường hoạt động ở các vùng quê hẻo lánh.

Sau khi nhóm bắt cóc liên lạc với gia đình Elisa, bố mẹ cô phải lựa chọn giữa tin tưởng vào cảnh sát hay tự xử lý vụ việc. Cuối cùng, gia đình quyết định tìm tới UNASE, đơn vị cảnh sát đặc biệt gồm 100 đặc vụ được đào tạo để truy tìm những kẻ bắt cóc và giúp đỡ các gia đình thương lượng tiền chuộc cứu thân nhân. Đại sứ quán Mỹ cũng nhanh chóng vào cuộc.

Kẻ đầu sỏ đòi tiền chuộc qua điện thoại với James: "Nếu ông muốn con trở về, giao một triệu USD".

Số tiền vượt quá khả năng của gia đình. Họ tính thế chấp nhà để vay 80.000 USD, anh chị em của James ở New York bàn nhau rút tiền trong quỹ hưu trí để gom gần 150.000 USD, nhưng còn kém xa số tiền những kẻ bắt cóc yêu cầu.

Các cuộc đàm phán tiếp diễn trong nhiều ngày sau đó. Elisa vẫn bị xích vào cây, không thể làm gì ngoài đọc cuốn tiểu thuyết trong ba lô và cố gắng lấp đầy tâm trí bằng những ký ức vui vẻ từ bé đến lớn. Ban đêm, khi những kẻ bắt cóc đi ngủ, cô sẽ nghĩ về mẹ và tưởng tượng đang trò chuyện với bà để tiếp thêm năng lượng.

Cùng với kẻ đầu sỏ, Elisa gần như bị canh giữ liên tục bởi hai người đàn ông được cô gọi là "người tốt" và "kẻ xấu". Trong khi "người tốt" mang cơm, đậu cho cô và cam đoan rằng mọi chuyện sẽ sớm kết thúc, "kẻ xấu" thường xuyên dọa giết cô hoặc gia đình cô.

Nhiều tuần trôi qua, nỗi thất vọng của những kẻ bắt cóc ngày càng lớn. Họ nói với Elisa rằng cô có thể bị bán cho một nhóm nguy hiểm hơn như FARC và đe dọa cắt ngón tay cô.

Sau khoảng 18 ngày bị giam cầm, Elisa nhớ ra có vài chiếc kẹp tăm cũ dưới đáy ba lô và lợi dụng thời gian những kẻ canh gác bỏ cô một mình để thử mở ổ khóa dưới chân. Cô mở khóa thành công nhưng không biết mình đang ở đâu và không dám chạy lung tung.

Elisa trèo lên những cái cây gần đó và cố gắng xác định phương hướng. Khi cân nhắc những rủi ro có thể xảy ra khi chạy trốn, Elisa tin rằng đã nghe thấy giọng nói của mẹ nhắn nhủ: "Đừng mạo hiểm. Đừng cố bỏ trốn, hãy đợi thêm vài ngày nữa".

Elisa quyết định tạm khóa lại như cũ để chờ đợi thời cơ. Quyết định này được đền đáp vào ngày 7/11/2009, khi cô bất ngờ bị đánh thức bởi những người đàn ông có vũ trang chiếu đèn pin xuyên qua những tán cây.

Elisa cho rằng họ có thể là phiến quân FARC, đến để đưa cô đi, cho đến khi một người trong đó xông vào căn lều tạm của cô. "Anh ta đi vòng qua, giữ lấy tôi và nói 'Không sao đâu, cô sẽ ổn thôi'. Tôi nói 'Làm ơn, đừng bắt tôi đi'. Sau đó anh ta giải thích họ thuộc cảnh sát, đang giải cứu tôi", Elisa kể.

Hóa ra biển số xe mà Elisa bảo anh trai ghi lại đã giúp nhà chức trách tìm thấy cô. Chỉ vài giờ sau, Elisa được đoàn tụ với gia đình. Cô nói: "Được gặp người thân là điều tuyệt vời nhất. Đó là tất cả những gì tôi cần. Tôi chỉ muốn được ở bên gia đình".

Trong cuộc giải cứu, kẻ đầu sỏ của nhóm bắt cóc bị bắt.

Eluniverso

Elisa Levy được đoàn tụ với gia đình sau 21 ngày bị bắt cóc vào rừng. Ảnh: Eluniverso

Sau vụ bắt cóc, Elisa vẫn tiếp tục công việc bảo tồn, giữ gìn chính hệ sinh thái nơi cô từng trải qua ba tuần kinh hoàng. Với cô, đó là một khu rừng rất đẹp.

"Tôi biết một số người có thể không thích ở trong rừng suốt 21 ngày nhưng tôi thà ở đó còn hơn ở trong một căn phòng nhỏ tối tăm", Elisa chia sẻ.

Tuệ Anh (Theo Oxygen)

Xem thêm: lmth.8411274-gnur-auig-yac-oav-hcix-coc-tab-ib-yagn-12-uas-tos-gnos/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sống sót sau 21 ngày bị bắt cóc, xích vào cây giữa rừng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools