vĐồng tin tức tài chính 365

Có cha là ‘đại gia’, ông nội chia khoản thừa kế từ năm 25 tuổi, người đàn ông vẫn ‘khó chịu’ vì gia đình quá giàu có: ‘T

2024-03-20 16:21

*Bài viết này dựa trên cuộc trò chuyện với Pete Ballmer, 29 tuổi, một diễn viên hài độc thoại sống ở San Francisco. Anh là một trong những con trai của tỷ phú và cựu Giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer. Câu chuyện vừa được Business Insider đăng tải.

“Cho đến khi học đến cuối tiểu học, tôi hiểu rằng gia đình mình giàu có, nhưng tôi không biết sự giàu có này lại ở quy mô toàn cầu”, Pete Ballmer chia sẻ.

Anh biết cha là “ông lớn” ở Microsoft, một đứa trẻ cùng từng hỏi anh rằng nhà có bao nhiêu phòng tắm. Một người khác lại từng hỏi mẹ anh có lái Mercedes không thì Pete trả lời: "Không, bà ấy lái một chiếc Ford Fusion”.

Khi lớn lên, Pete cũng không nhận được những món quà Giáng sinh đắt tiền hơn đa số những đứa trẻ thuộc tầng lớp trung lưu hay thượng lưu khác mà anh biết. Có lúc là một chiếc ghế dài, một bàn bóng bàn hay chỉ đơn giản là một bộ tạ.

Không được lãng phí

Pete nói cha mẹ của anh không cho mua những thứ “vô bổ”. Cách tiếp cận tiền bạc của họ rất rõ ràng: “Nếu đó là thứ tôi thật sự cần, họ có thể mua thứ đó nhưng nguyên tắc là không được lãng phí và cần thông minh về việc nên tiêu tiền vào việc gì”.

Ví dụ, tôi bắt đầu chơi bóng vợt từ năm lớp 4 và xin mẹ một cây vợt đẹp hơn. Nhưng bà ấy cho rằng: "Không, con mới bắt đầu chơi. Con không cần cây vợt bóng quá đắt đỏ và đẹp”.

Không thực sự nói nhiều về tài sản

“Đối với cả cha và mẹ tôi, có nhiều tiền là một trải nghiệm tương đối mới. Họ đã nuôi dạy chúng tôi theo cách mà cha mẹ họ đã nuôi dạy họ và chúng tôi đã không bàn bạc về chuyện tiền bạc quá nhiều”, Pete chia sẻ.

Thành thực mà nói, đôi lúc anh cũng cảm thấy khó chịu khi mình sống trong một gia đình giàu có hơn bất kỳ bạn bè cùng trang lứa nào. Bởi anh không thích việc mọi người giả định và đánh giá về tính cách của mình chỉ dựa trên “khối tài sản sở hữu”.

Nhưng vì cha mẹ không chiều chuộng quá mức, không nuôi dạy con cái trên “một đống tiền” nên anh cũng cảm thấy rất tự hào.

Là con tỷ phú vẫn đi làm thêm như bình thường

Khi học cấp hai, Pete bắt đầu muốn mua những thứ đắt tiền hơn như một chiếc điện thoại mới. Cha mẹ đã đồng ý trả tiền gói cước nếu anh tự mình mua điện thoại. Vì thế Pete đã làm caddie ở một sân golf gần nhà và dành dụm đủ tiền để mua nó.

Anh cũng đã tham gia một số đợt thực tập trong thời gian học trung học và đại học. Cha mẹ anh cũng đã trả toàn bộ học phí và tiền ăn ở tại trường đại học, một số tiền rất lớn. “Tôi đã sử dụng số tiền tiết kiệm được từ thời gian thực tập của mình để chi tiêu cho những thứ như bữa ăn, đồ uống, thỉnh thoảng mua quần áo mới và các buổi hòa nhạc”, anh nói.

Nhận “thừa kế” ở tuổi 25

Sau khi tốt nghiệp đại học, Pete chưa bao giờ nghĩ đến chuyện không có việc làm và trở thành giám đốc sản phẩm tại một công ty phát triển trò chơi.

Sau đó, anh được thừa kế một khoản tiền từ ông nội khi mới 25 tuổi. Ông đã đầu tư số tiền tiết kiệm vào cổ phiếu Microsoft. Cổ phiếu này hoạt động khá tốt và cuối cùng trị giá hàng trăm nghìn USD vào thời điểm anh nhận được nó.

“Lần đầu tiên nghe về nó, tôi là sinh viên năm cuối đại học. Phản ứng ban đầu của tôi là từ chối - tôi vẫn khá khó chịu với sự giàu có của gia đình mình và nghĩ rằng tôi có thể tự kiếm được một công việc lương khá cao trong lĩnh vực công nghệ cũng như sẽ không cần tiền của họ” Pete chia sẻ. Nhưng khi bước sang tuổi 25, anh đã không từ chối số tiền đó.

Anh cũng đã bắt đầu diễn hài kịch độc thoại ở trường đại học và tiếp tục làm công việc đó trong khi đi làm. Sau khoảng bốn năm làm giám đốc sản phẩm, Pete nghỉ việc để toàn thời gian theo đuổi hài kịch.

Thông thường, anh thực hiện khoảng năm buổi biểu diễn mỗi tuần.

“Với những gì tôi nhận được từ các khoản đầu tư được thừa kế và thu nhập từ hài kịch, tài chính của tôi vẫn khá ổn định nhờ thói quen chi tiêu”, anh chia sẻ.

Không bỏ tiền để mua những thứ đắt đỏ

“Tôi không bỏ tiền và mua những thứ có giá trị trên vài trăm đô la. Ví dụ, tôi không mua vé máy bay hạng nhất hay mua quần áo mới đắt tiền. Gần đây tôi đã mua một chiếc áo khoác mới chỉ khoảng 120 USD”, Pete chia sẻ.

Anh nói mình sống trong một căn hộ hai giường, một phòng tắm với bạn gái, gọi đồ ăn trên Ubereats và cũng tự nấu ăn. Người con trai của tỷ phú cũng lái chiếc Ford Focus 2015 mà cha mẹ đã mua.

Không xin tiền từ người cha tỷ phú

Cả Pete và các anh trai đều chưa bao giờ xin cha mẹ một khoản tiền lớn cũng như cha mẹ họ chưa từng chủ động cho một khoản đáng kể như vậy. Anh cũng bày tỏ quan điểm rằng ở độ tuổi này việc “xin tiền” cha mẹ là không nên.

“Tôi nghĩ tốt hơn hết là bạn nên khẳng định bản thân và cố gắng trở thành con người độc lập, không phụ thuộc vào tiền bạc của gia đình”, Pete nói.

Người có nhiều tiền có thể vẫn không hạnh phúc

Khi tất cả con cái lớn hơn, gia đình Pete bắt đầu nói về câu chuyện tài sản và tiền bạc hay sự phân chia trong di chúc. Tuy nhiên, Pete cũng nói anh vừa có trải nghiệm từ bản thân cũng như vừa quan sát thấy ở người khác sự thật rằng mọi người vẫn có thể không hạnh phúc dù có nhiều tiền.

Theo BI



Xem thêm: 9943141023042881-cuhp-hnah-ad-cahc-auhc-neit-oc-couht-uhp-noum-gnohk-iot-oc-uaig-auq-hnid-aig-iv-uihc-ohk-nav-gno-nad-iougn-iout-52-man-ut-ek-auht-naohk-aihc-ion-gno-aig-iad-al-ahc-oc/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có cha là ‘đại gia’, ông nội chia khoản thừa kế từ năm 25 tuổi, người đàn ông vẫn ‘khó chịu’ vì gia đình quá giàu có: ‘T”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools