vĐồng tin tức tài chính 365

Gỡ khó cho doanh nghiệp hàng hải và thủy nội địa

2024-03-23 03:11

Xung đột tại Biển Đỏ kéo dài từ cuối năm 2023 đến nay đã khiến giá cước vận tải biển tăng phi mã. Chi phí hoạt động của các doanh nghiệp cũng vì thế mà tăng theo. Đặc biệt là những ngành hàng xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, EU đang phải xoay sở trước khó khăn này để vừa đảm bảo tiến độ giao hàng, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chỉ vừa mới đón tin vui khi đơn hàng quay trở lại những tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp lại phải đối diện với thách thức khi cước vận chuyển tăng. Năm 2023, giá cước vận tải ở mức 1.800 USD/container, thì hiện nay, giá cước và các phụ phí khác đã tăng lên tới 8.700 USD/container, đồng nghĩa với mỗi tháng, doanh nghiệp mất thêm khoảng 7 tỷ đồng chi phí vận chuyển. Thời gian giao hàng cũng bị chậm do nhiều hãng tàu phải điều chỉnh lịch trình, khiến dòng vốn quay vòng của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Gỡ khó cho doanh nghiệp hàng hải và thủy nội địa - Ảnh 1.

Tập trung khai thác vận tải biển nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ, giúp giảm chi phí vận tải và điều tiết hợp lý cơ cấu thị phần của các loại hình vận tải.

Ông Lê Quý Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã phải thay đổi, tái cấu trúc lại các dòng sản phẩm, thị trường, ưu tiên cho các nước ở châu Á, đặc biệt là chúng tôi bắt đầu đi vào thị trường Đông Nam Á và thực sự may mắn mối quan hệ khách hàng với chúng tôi từ lâu năm tương đối bền vững nên cũng được khách hàng cùng chia sẻ".

Hiện nay, giá cước vận chuyển từ Việt Nam sang các thị trường Mỹ và châu Âu khoảng 4.000 - 4.500 USD/container và bị áp phụ phí khoảng 1.500 - 3.000 USD/container. Mức phí trên đang tác động không nhỏ tới tất cả các mặt hàngxuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam.

Ông Trần Văn Tú - Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu Nông sản Việt, Thanh Hóa nêu ý kiến: "Do tình hình cước biển tăng nên khách hàng nước ngoài cũng chần chừ và dừng nhập hàng. Chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm bắt tình hình, thương lượng với khách hàng để hỗ trợ về giá cước biển để chúng tôi đẩy hàng, tránh tình trạng hàng tồn kho".

Dù bán hàng với hình thức bên bán trả cước vận chuyển, hay bên mua thanh toán cước vận chuyển thì bất lợi vẫn nằm nhiều ở phía các doanh nghiệp vì lợi nhuận bị thu hẹp, thậm chí đối diện nguy cơ mất khách hàng khi đối tác dừng mua hoặc tìm đơn hàng ở những thị trường ít bị ảnh hưởng.

Liên quan đến khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến cước phí vận tải biển, ngày hôm nay tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải và đường thuỷ nội địa năm 2024. Hội nghị tập trung tham vấn ý kiến các doanh nghiệp hàng hải và đường thủy nội địa về kết nối cảng, đường thủy nội địa, bến thủy nội địa với các đường bộ, luồng lạch hay các chi phí không chính thức. Cùng với đó là "điểm nóng" về nhiều hãng tàu nước ngoài tăng phụ phí, khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.

Ngay tại hội nghị, Lãnh đạo bộ giao thông vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng hải và các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát với các bên để tháo gỡ vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Trong đó, tập trung khai thác vận tải biển nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ, giúp giảm chi phí vận tải và điều tiết hợp lý cơ cấu thị phần của các loại hình vận tải.

Bộ cũng đề nghị các bộ ngành liên quan như Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính hỗ trợ thực hiện các chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển, cảng thủy nội địa, đội tàu vận tải.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.39554850222304202-aid-ion-yuht-av-iah-gnah-peihgn-hnaod-ohc-ohk-og/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gỡ khó cho doanh nghiệp hàng hải và thủy nội địa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools