vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam - Hà Lan là đối tác thú vị của nhau

2024-03-23 13:18
Bộ trưởng Mark Harbers - Ảnh: NGHI VŨ

Bộ trưởng Mark Harbers - Ảnh: NGHI VŨ

Về các thách thức trong vấn đề nguồn nước, Hà Lan và Việt Nam rất giống nhau. Chúng ta cùng đối diện khó khăn từ mực nước biển dâng, nước uống... và biến đổi khí hậu.
Mark Harbers

Dẫn đầu đoàn doanh nghiệp lớn này là Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Mark Harbers, Bộ trưởng Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng thực phẩm Christianne van der Wal-Zeggelink và Chủ tịch Liên đoàn Giới chủ và Công nghiệp Hà Lan Ingrid Thijssen.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Mark Harbers đã trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ về hợp tác giữa hai nước trong vấn đề môi trường, nguồn nước, khai thác cát cũng như mô hình "giải pháp dựa trên thiên nhiên".

Trái ngọt 50 năm

* Một phái đoàn doanh nghiệp quy mô lớn của Hà Lan đã đến Việt Nam. Theo ông, chuyến thăm này nói lên điều gì về quan hệ hợp tác hai nước cả về kinh tế lẫn chính trị? Đâu là thời cơ đầu tư tốt nhất của Hà Lan, đặc biệt về hạ tầng và môi trường, thưa ông?

- Tôi đã nghe nhiều người bạn của mình nói về Việt Nam, nhưng những gì tai nghe mắt thấy trong chuyến thăm tuần này đã làm tôi ngạc nhiên.

Vào năm 2023, chúng ta mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hà Lan, và từng ngày trong chuyến công tác lần này, tôi đều thấy rõ quan hệ hữu nghị 50 năm là như thế nào. Tất cả các điều này, tôi tin rằng là trái ngọt của 50 năm quan hệ đối tác.

Có thể thấy cơ hội đầu tư được chia đều. Các doanh nghiệp Hà Lan có cơ hội đầu tư tại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể hợp tác với công ty Hà Lan. Sau 4 ngày làm việc ở Việt Nam, tôi có thể dễ dàng nói rằng chúng ta đang chia sẻ chung nhiều thách thức cũng như nhiều cơ hội.

Chúng ta có những thách thức về quản lý nguồn nước, là các quốc gia có đồng bằng dưới mực nước biển. Vì vậy, khi biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, chúng ta là các bên chịu tổn thương, có thể thấy trước mắt là mực nước biển đang dâng cao.

Tuy nhiên, cả hai nước đều có ý chí mạnh mẽ để đối diện với các thử thách này, đồng thời đưa ra những giải pháp tốt nhất. Đó cũng là lý do mà nhiều doanh nghiệp và tổ chức chuyên môn của chúng ta đang cùng hợp tác, có thể kể đến các trường đại học Việt Nam và Hà Lan.

Doanh nghiệp Hà Lan và Việt Nam mỗi bên đều có đóng góp và có hưởng lợi, đây là tình huống 50-50. Có thể nói mối quan hệ hợp tác này rất mạnh mẽ.

* Ông nhận định như thế nào về mối quan hệ song phương hiện tại?

- Với Hà Lan, Việt Nam là một đối tác thú vị, một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đồng thời có vị trí địa chính trị chiến lược tại châu Á.

Với Việt Nam, Hà Lan cũng là đối tác thú vị khi chúng tôi là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).

* Ông đánh giá thế nào về kết quả các cuộc họp vừa qua tại Việt Nam?

- Tôi tin rằng kết quả của các buổi gặp gỡ là một thành công rất lớn. Đơn cử như trong tuần này đã có nhiều hợp đồng mới và các bản ghi nhớ mới được ký. Bên cạnh đó, các kết nối mới có được trong dịp này cũng sẽ được dùng cho các cơ hội trong tương lai.

Đối với Hà Lan, tôi cho rằng các văn kiện và hợp đồng được ký trong dịp này đạt con số gần như kỷ lục. Đây là minh chứng cho mối quan hệ tốt giữa Việt Nam và Hà Lan. Bên cạnh đó, các cơ hội mới cũng đang được khai phá.

Trong đợt này, mối quan hệ đối tác mới cũng được thành lập giữa TP.HCM và thành phố Rotterdam của Hà Lan, quê hương tôi. Rotterdam có cảng lớn nhất ở châu Âu, là cửa ngõ vào lục địa này. 

Nhưng Rotterdam cũng rất dễ tổn thương trước ngập lụt, khi diễn biến biến đổi khí hậu đang xảy ra. Vì vậy, TP.HCM và Rotterdam đã hình thành một quan hệ đối tác mới cho việc quản lý nguồn nước, trong sự kết hợp giữa các giải pháp kỹ thuật và giải pháp dựa vào thiên nhiên, với mục đích tăng khả năng chống chịu của cả hai thành phố.

Trong một khía cạnh khác, chúng tôi cũng có thể học hỏi từ phía Việt Nam. Hà Lan không quen thuộc với hạn hán, nhưng trong những năm qua, chúng tôi đã chứng kiến có những mùa hè nóng và khô. Đây là điều chúng tôi cần học hỏi ở các quốc gia như Việt Nam, như vậy sự hợp tác có lợi cho cả hai phía.

Sông Hậu đoạn giữa TP Cần Thơ và Vĩnh Long - đây là một trong hai nhánh của sông Mekong khi đổ vào Việt Nam - Ảnh: CHÍ QUỐC

Sông Hậu đoạn giữa TP Cần Thơ và Vĩnh Long - đây là một trong hai nhánh của sông Mekong khi đổ vào Việt Nam - Ảnh: CHÍ QUỐC

Giải pháp từ tự nhiên cho vấn đề tự nhiên

* Hà Lan là quốc gia đi đầu thế giới về phát triển bền vững, quản lý nước và được cho là cha đẻ của các mô hình giải pháp dựa trên thiên nhiên (còn gọi là "thuận thiên" - PV). Vậy chính xác "thuận thiên" là gì, nên hiểu thế nào cho đúng, thưa ông?

- Giải pháp dựa trên thiên nhiên là phối hợp với thiên nhiên thay vì chống lại nó. Đôi khi thiên nhiên rất mạnh mẽ, có thể giúp đỡ con người như chống lũ và ngăn nước chẳng hạn. Ví dụ ở Hà Lan chúng tôi có những cồn cát dọc bờ biển và chúng đã bảo vệ chúng tôi trước biển cả. Để cung cấp lượng cát này, chúng tôi chỉ đưa một phần cát xuống biển, dựa vào dòng chảy để cát tự đến các bờ biển một cách tự nhiên. Do đó chúng ta không cần dùng sức người để đưa cát đến bờ biển.

Tại Việt Nam, chúng ta cũng có ví dụ rất tốt là hợp tác giữa Trường đại học Thủy lợi và Đại học Công nghệ Delft. Họ đang nghiên cứu môi trường để rừng ngập mặn phát triển tốt nhất, mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và từ đó bảo vệ an ninh nguồn nước tốt hơn. Rừng ngập mặn là thiên nhiên, nhưng bạn phải tìm cách sử dụng chúng tốt nhất... Chương trình "Room for the River" ở Hà Lan cũng là ví dụ tốt cho việc phối hợp cùng thiên nhiên thay vì kiểm soát hoặc chống lại thiên nhiên.

* Theo ông, đâu là thách thức lớn nhất cho Đồng bằng sông Cửu Long trong việc quản lý nguồn nước?

- Thực ra về các thách thức trong vấn đề nguồn nước, Hà Lan và Việt Nam rất giống nhau. Chúng ta cùng đối diện khó khăn từ mực nước biển dâng, nước uống... và biến đổi khí hậu. Đó cũng là lý do chúng ta đang hợp tác ở nhiều cấp độ. Và đặc biệt về quản lý nguồn nước, có một quan hệ hợp tác đặc biệt giữa Hà Lan với Việt Nam trong 14 năm qua.

Thách thức lớn nhất là đối phó với lũ lụt, lượng mưa lớn và nước biển dâng, nhưng ngoài ra cũng phải trữ nước cho mùa hạn. Và thử thách tiếp theo là chất lượng nước. Chúng ta cần nước chất lượng cao để uống và cung cấp cho người dân cũng như ngành thực phẩm. 

Việt Nam và Hà Lan chia sẻ các thách thức tương tự... và không quốc gia nào tự mình giải quyết. Chúng ta cần nhau để trao đổi chuyên môn, kiến thức. Tôi cho rằng đây là điều khiến sự hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan trở nên tốt đẹp, bởi chúng ta hiểu vấn đề của nhau, đồng thời đều có tất cả các chuyên gia kỹ thuật sẵn sàng giúp đỡ.

Hợp tác phát triển ĐBSCL

Ngày 21-3, 140 đại diện doanh nghiệp và tổ chức Hà Lan đã tham gia Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP.HCM. Diễn đàn là một phần trong chuỗi các hoạt động tại Việt Nam của phái đoàn hợp tác kinh tế, thương mại Hà Lan.

Tại sự kiện, các doanh nghiệp từ cả hai nước đã thực hiện ký kết 18 thỏa thuận thuộc nhiều lĩnh vực với mục tiêu phục vụ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Các lĩnh vực này bao gồm chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, trong đó có nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm hữu cơ, trồng lúa bền vững, chất ngọt thay thế đường, và chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững.

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Hà Lan đã có nhiều hợp tác chung tại ĐBSCL. Quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 của Việt Nam đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía Hà Lan.

Miền Tây lại thêm đợt xâm nhập mặn mớiMiền Tây lại thêm đợt xâm nhập mặn mới

Dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng dần từ nay đến giữa tuần sau, người dân cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp.

Xem thêm: mth.73741919032304202-uahn-auc-iv-uht-cat-iod-al-nal-ah-man-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam - Hà Lan là đối tác thú vị của nhau”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools