vĐồng tin tức tài chính 365

Quản lý nuôi chó, mèo: Cần quy định cụ thể, thực hiện nghiêm

2024-03-24 08:26
Chó thả rông khu vực công viên bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, quận 3, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Chó thả rông khu vực công viên bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, quận 3, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình và góp ý làm sao để những quy định quản lý nuôi chó, mèo này được thực hiện nghiêm và hiệu quả.

* TS Võ Thành Tuyền (phó trưởng khoa đô thị học Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM):

Quy định đúng nhưng tránh thủ tục phiền hà

Quản lý nuôi chó, mèo: Cần quy định cụ thể, thực hiện nghiêm- Ảnh 2.

Trong bối cảnh đô thị nén, không gian thiếu và chật hẹp, việc nuôi thú cưng sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng xung quanh nếu chúng ta chưa có những biện pháp quản lý.

Ở một số nước như Mỹ hay Singapore có những quy định về quản lý chó mèo rất chặt chẽ. Ví như quy định chó sau 3 tháng tuổi phải khai báo với cơ quan chức năng hay gắn chip.

Đến nay Việt Nam chỉ mới đề xuất và cụ thể chỉ mới có ở TP.HCM nhưng là tín hiệu tốt để dần dần quản lý việc nuôi chó mèo vừa đảm bảo được nhu cầu nuôi chó mèo của một số người và giúp họ có thêm trách nhiệm khi nuôi thú cưng.

Dù vậy để quy định này được triển khai hiệu quả cần phải làm theo lộ trình, tránh phiền hà trong công đoạn đăng ký.

* TS Cao Vũ Minh (Trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM):

Cần quy định số lượng vật nuôi tối thiểu

Quản lý nuôi chó, mèo: Cần quy định cụ thể, thực hiện nghiêm- Ảnh 3.

Có những gia đình nhà nhỏ hẹp nhưng nuôi rất nhiều chó mèo. Việc nuôi nhốt trong môi trường quá nhỏ có thể làm chó mèo chạy rông, đi hoang, thậm chí trở nên bức bí, hung dữ.

Tại nhiều thành phố ở các bang của Mỹ có quy định mỗi gia đình được nuôi hai con thú cưng và cứ thêm 50m2 có thể nuôi thêm một con. Nếu nuôi quá số lượng quy định, các tổ chức bảo vệ động vật sẽ vào cuộc và cáo buộc gia chủ có hành vi ngược đãi động vật.

Đề xuất mới tại TP.HCM đã có quy định về số lượng vật nuôi nhỏ, vừa, lớn và diện tích sàn tối thiểu, chiều cao và rộng của chuồng nuôi.

Tuy nhiên chưa có quy định về số lượng chó mèo được nuôi theo diện tích căn hộ của chủ sở hữu. Do vậy TP.HCM có thể tiếp thu các quy định của Mỹ để quy định số lượng vật nuôi tối đa được nuôi trong từng phạm vi diện tích.

* Chị Lê Thúy Quyên (quận 7):

Nên bắt buộc thú cưng gắn chip

Quản lý nuôi chó, mèo: Cần quy định cụ thể, thực hiện nghiêm- Ảnh 4.

Ở nhiều gia đình hiện nay, việc nuôi chó mèo đã trở thành một phần không thể thiếu nên quy định cũng là tạo điều kiện được nuôi chó mèo một cách an toàn, tránh các phiền hà cho người xung quanh. Việc kê khai hoạt động nuôi chó mèo với UBND phường 2 lần/năm không có gì khó khăn.

Tuy nhiên cần làm rõ việc kê khai này để làm gì.

Về vấn đề gắn chip điện tử để quản lý thú cưng, việc này đã được nhiều nước áp dụng hiệu quả. Dù vậy nếu chỉ dừng lại ở việc khuyến khích sẽ khó khả thi.

Theo tôi, nên có quy định rõ ràng ví dụ như thú cưng ở chung cư, những khu vực đông dân cư, bắt buộc gắn chip để kiểm tra dịch tễ, tiêm phòng, tránh lây nhiễm dịch bệnh từ thú cưng sang người. Còn ở những khu vực khác khuyến khích thực hiện.

* Bạn Nguyễn Phạm Thủy Tiên (thành viên Hội yêu thích chó mèo - thú cưng):

Chó mèo cũng cần được đối xử nhân đạo

Quản lý nuôi chó, mèo: Cần quy định cụ thể, thực hiện nghiêm- Ảnh 5.

Với những người yêu thích thú cưng, chó mèo được xem như một thành viên không thể thiếu trong gia đình. Những thành viên trong hội yêu thích chó mèo luôn chăm sóc thú cưng rất kỹ lưỡng, chu đáo.

Tuy nhiên hiện nay nhiều người nuôi chó mèo không có nhận thức này, họ bỏ qua các bước kiểm dịch, tiêm phòng và thả rông vật nuôi khắp nơi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan cũng như tình trạng chó mèo phóng uế bừa bãi gây bức xúc trong dân cư thời gian qua.

Với số lượng hơn 184.000 con chó mèo tại 105.700 hộ dân tại TP.HCM, cần thiết phải có quy định để quản lý vật nuôi cũng như quy trách nhiệm của các hộ dân.

Phải có những biện pháp chế tài với những hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi. Chó mèo cũng cần được đối xử nhân đạo.

* Ông Ngô Xuân Bình (chủ tịch UBND phường 3, quận Gò Vấp):

Quy trách nhiệm của chủ vật nuôi

Quản lý nuôi chó, mèo: Cần quy định cụ thể, thực hiện nghiêm- Ảnh 6.

Hiện nay phản ánh nhiều nhất của người dân vẫn là việc chó thả rông tại các chung cư, khu dân cư đông người. Trước đây các phường cũng có thành lập các tổ bắt chó thả rông, nhưng hiện nay không còn nữa.

Hằng năm tổ dân phố lập danh sách các hộ dân nuôi chó mèo gửi UBND phường để gửi Chi cục Thú y nắm bắt số lượng, vận động người dân đi tiêm phòng cho thú cưng. Đồng thời tổ chức các đợt tiêm ngừa miễn phí.

Khi khai báo, người dân cũng được ký cam kết thực hiện các quy định trong chăn nuôi thú cưng. Nhưng phải nhìn nhận hiện đang còn thiếu các chế tài nên khó xử lý.

Quy định được đề xuất lần này đã nêu rõ trách nhiệm của chủ vật nuôi, sẽ tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý.

* Đại diện UBND quận 4:

Thiếu quy định, địa phương khó xử lý

Vừa qua tại quận 4 có xảy ra việc một căn nhà trên đường Hoàng Diệu có bề ngang chỉ khoảng 2,6m, dài 10m nhưng nuôi cả trăm con chó, gây mùi hôi khiến nhiều người bức xúc. Trước vụ việc này, UBND quận 4 liên tục nhắc nhở hộ dân chấp hành các quy định để đảm bảo vệ sinh và giảm đàn.

Qua vụ việc này, UBND quận 4 cho rằng sở dĩ chưa thể xử lý dứt điểm vì chưa có quy định cụ thể về điều kiện nuôi vật nuôi, về hạn chế số lượng vật nuôi, thú cảnh của mỗi cá nhân, hộ gia đình. UBND quận 4 đã kiến nghị Chi cục Thú y TP.HCM, Sở NN&PTNT kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm nghiên cứu, bổ sung các quy định liên quan để chính quyền địa phương có cơ sở giải quyết.

* Luật sư Hà Hải (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM):

Phải có chế tài đủ sức răn đe

Quản lý nuôi chó, mèo: Cần quy định cụ thể, thực hiện nghiêm- Ảnh 7.

Cần thiết có điều luật liên quan về vệ sinh, an toàn để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay, cụ thể hơn việc nuôi vật nuôi ở khu dân cư, căn hộ chung cư. Từ đó có thể tạo điều kiện cho cơ quan thẩm quyền hoặc ban quản lý khu chung cư thực hiện việc xử lý những trường hợp vi phạm.

Quy định cần làm rõ việc nuôi nhốt thú cưng như thế nào, đặc biệt ở các nơi tập trung dân cư. Nếu chế tài không đủ sức răn đe, người nuôi không sợ.

Người nuôi chó kiểng có điều kiện vật chất nếu quy định họ rọ mõm chó, dọn vệ sinh chất thải... ở nơi công cộng nếu phạt vài trăm ngàn thì không đủ răn đe.

Nuôi quá nhiều thì phải có quy định khống chế, thế nào là nuôi thú cưng, số lượng bao nhiêu? Khi nuôi nhốt trong nhà hoặc dẫn ra ngoài thì có quy định về vệ sinh, an toàn phải rõ ràng. Phải tạo điều kiện cho cơ quan thẩm quyền xử phạt mà chế tài đủ sức răn đe.

Trung Quốc, Singapore có luật nghiêm khắc cho thú nuôi

Theo báo China Daily, người nuôi chó tại thành phố Xạ Hồng, tỉnh Tứ Xuyên được yêu cầu đăng ký và phải thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ cho thú cưng hằng năm. Việc nuôi các giống chó hung dữ, chó lớn tại vùng này cũng bị cấm.

Bên cạnh đó chó được dắt ra ngoài phải đeo thẻ và dây xích. Khi dắt vật nuôi đi dạo, người dắt phải nhường đường cho người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ em và người đi bộ.

Tại huyện tự trị Nga Biên (tỉnh Tứ Xuyên), những con chó thả rông tại nơi công cộng sẽ bị xem là chó hoang và bị bắt lại, chủ sở hữu của chúng sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi hậu quả sau đó.

Tại Singapore, Cơ quan Phát triển nhà ở Singapore (HDB) ban hành danh sách 62 giống chó được phép nuôi trong nhà. Các căn hộ HDB không cho phép nuôi mèo.

Bên cạnh đó người nuôi chỉ có thể nuôi một con chó trong một căn hộ HDB. Nếu vi phạm, chủ sở hữu có thể bị phạt lên đến 4.000 đô la Singapore (hơn 73 triệu đồng).

Ngoài ra người nuôi cũng buộc phải đeo xích cho chó ở khu vực công cộng, nếu không có thể bị phạt lên đến 5.000 đô la Singapore (gần 92 triệu đồng). Nếu chó lao vào người khác, vào phương tiện, vào xe đạp trên đường, người nuôi có thể bị phạt 1.000 đô Singapore.

Nếu không xử lý "sản phẩm" của thú nuôi sau khi phóng uế, người chủ có thể đối diện mức phạt lên đến 1.000 đô la Singapore (hơn 18 triệu đồng).

TP.HCM quy định nuôi chó, mèo phải đăng ký: Người nuôi lẫn không nuôi đều đồng tình!TP.HCM quy định nuôi chó, mèo phải đăng ký: Người nuôi lẫn không nuôi đều đồng tình!

Nhiều người bày tỏ sự đồng tình với đề xuất xây dựng quy định buộc người dân kê khai nuôi chó, mèo với chính quyền địa phương và quy định rõ trách nhiệm của chủ vật nuôi để đảm bảo an toàn, tránh gây hại cho người khác.

Xem thêm: mth.36463457042304202-meihgn-neih-cuht-eht-uc-hnid-yuq-nac-oem-ohc-ioun-yl-nauq/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quản lý nuôi chó, mèo: Cần quy định cụ thể, thực hiện nghiêm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools