vĐồng tin tức tài chính 365

Miền Tây có giải pháp gì chống hạn, mặn ‘bủa vây’?

2024-03-25 19:23
Từ khi có hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé nên tỉnh Kiên Giang đã chủ động xuống giống lúa sớm né hạn mặn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Từ khi có hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé nên tỉnh Kiên Giang đã chủ động xuống giống lúa sớm né hạn mặn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 25-3, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cùng đoàn công tác đã có chuyến khảo sát tình hình hạn, mặn xâm nhập trên tại 3 huyện: Kế Sách, Long Phú và Trần Đề.

Lúa, tôm bị thiệt hại nặng

Theo báo cáo của Sóc Trăng, từ ngày 8-2 đến ngày 1-3, xâm nhập mặn bắt đầu vào sâu trong nội đồng trên tuyến sông Hậu có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến cung cấp nước sản xuất cho địa bàn huyện Long Phú và Kế Sách.

Tính đến ngày 23-3, tại huyện Long Phú, người dân sản xuất ngoài kế hoạch của ngành nông nghiệp khoảng 6.000 ha. Trong đó, ghi nhận có khoảng 1.000 ha lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn.

Ông Phạm Tấn Đạo - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng - cho hay do áp lực giá lúa tăng cao nên bà con cũng tranh thủ xuống giống vụ đông xuân muộn. Vì diện tích xuống giống này không nằm trong kế hoạch nên phần lớn bị thiệt hại do thiếu nước và ngộ độc phèn. 

Ông Trang Minh Tú - trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang - cũng cho biết đến thời điểm này, An Biên có trên 400ha diện tích nuôi tôm của bà con bị ảnh hưởng nặng do hạn hán kéo dài và độ mặn tăng liên tục. Bà con thả nuôi khoảng 2 tháng phải thu hoạch sớm hơn so với bình thường. 

"Chúng tôi đã sản xuất lúa sớm nên vừa sau Tết là bà con thu hoạch lúa đông xuân hết không ảnh hưởng gì. Nắng nóng gay gắt đã làm nhiều vùng nuôi tôm xuất hiện dịch bệnh làm tăng chi phí cho nông dân", ông Tú nói.

Ông Phan Hoàng Vũ - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau - cho biết Cà Mau đã lên phương án xin hỗ trợ khẩn cấp gần 40 tỉ đồng để đầu tư các bồn chứa nước và nối dài đường ống, sửa chữa các trạm cấp nước cho người dân. 

Nếu được đầu tư, Cà Mau sẽ cấp phát 758 bồn nước cho 1.344 hộ dân cư sinh sống phân tán, không có dụng cụ chứa nước, thành lập 46 điểm cấp nước tập trung.

Ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (bìa trái, hàng đầu) xem người dân trồng cây thích ứng với hạn mặn - Ảnh: KHẮC TÂM

Ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (bìa trái, hàng đầu) xem người dân trồng cây thích ứng với hạn mặn - Ảnh: KHẮC TÂM

Cuối năm có cống trên 500 tỉ đồng hoạt động

Ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - yêu cầu ngành nông nghiệp và lãnh đạo các địa phương tập trung hướng dẫn bà con sử dụng nước ngọt tiết kiệm, khi độ mặn ngoài các cửa sông xuống thấp, đảm bảo cung cấp cho cây trồng thì khẩn trương vận hành hệ thống cống trữ nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã kiểm tra công trình cống âu thuyền Rạch Mọp thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu do Ban quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 10 xây dựng.

Công trình này có vốn đầu tư trên 550 tỉ đồng, nhiệm vụ kiểm soát mặn, giữ ngọt tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững trực tiếp cho 19.220ha đất tự nhiên của 4 huyện, thành phố; giảm thiểu ảnh hưởng do hạn mặn gây ra và tạo nguồn hỗ trợ cấp nước ngọt cho 36.000ha trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang...

Dù chuẩn bị nhiều lu, khạp chứa nước mưa nhưng ông Lê Văn Thành, xã Hiển Bạch huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vẫn không đủ xài mà phải mua nước từ ghe với giá 50.000 đồng/m3 - Ảnh: THANH HUYỀN

Dù chuẩn bị nhiều lu, khạp chứa nước mưa nhưng ông Lê Văn Thành, xã Hiển Bạch huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vẫn không đủ xài mà phải mua nước từ ghe với giá 50.000 đồng/m3 - Ảnh: THANH HUYỀN

Độ mặn có thể cao hơn 7,4 phần ngàn

Ông Lê Quốc Việt - phó chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi tỉnh Kiên Giang - ký báo cáo nhanh về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại tỉnh Kiên Giang.

Theo đó, dự báo độ mặn cao nhất ngày khu vực cửa sông có xu thế tăng theo triều đến cuối tháng.

Trên sông Cái Bé, độ mặn 4 phần ngàn xâm nhập sâu 10,5km (hạ lưu cống Cái Bé, xã Bình An, huyện Châu Thành); độ mặn 1 phần ngàn xâm nhập sâu khoảng 14km (đầu xã Minh Hoà, huyện Châu Thành). Trên sông Cái Lớn, độ mặn 4 phần ngàn xâm nhập sâu khoảng 50km (kênh Năm Dần, xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao); độ mặn 1 phần ngàn xâm nhập sâu khoảng 55km (cầu Cải Tư, huyện Gò Quao).

Trên kênh Cái Sắn, độ mặn 4 phần ngàn xâm nhập sâu đến cầu Cái Sắn tuyến đường Xuyên Á, độ mặn 1 phần ngàn xâm nhập sâu đến Phà kênh 6, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành.

Độ mặn từ ngày 25-3 đến 31-3, tại trạm Xẻo Rô trên sông Cái Lớn độ mặn tối đa vào ngày 31-3 có thể đạt 23 phần ngàn, cao hơn cùng kỳ năm 2023 là 7,4 phần ngàn và cao hơn trung bình nhiều năm là 3,4 phần ngàn.

Sống chung với hạn, mặn: Phải trữ nước tự nhiênSống chung với hạn, mặn: Phải trữ nước tự nhiên

Vừa có chuyến khảo sát tình hình hạn hán, xâm nhập mặn các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ, PGS.TS Lê Anh Tuấn - nguyên phó viện trưởng Viện biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) - đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trao đổi về các giải pháp thích ứng với hạn, mặn.

Xem thêm: mth.83502717152304202-yav-aub-nam-nah-gnohc-ig-pahp-iaig-oc-yat-neim/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Miền Tây có giải pháp gì chống hạn, mặn ‘bủa vây’?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools