Các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch muốn nêu bật sức mạnh và mối nguy hiểm của công nghệ. Vì vậy họ đã tạo ra life2vec.
Công nghệ mới "có thể dự đoán bất cứ điều gì"
Life2vec giúp khám phá các mô hình mà các chương trình học sâu có thể phát hiện ra, từ đó dự đoán một loạt tình trạng của các "sự kiện đời sống" xã hội. Chương trình trí tuệ nhân tạo này đang nhận dữ liệu từ hàng triệu người để giúp dự đoán.
Sune Lehmann, giáo sư tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch và là một trong những tác giả của nghiên cứu, nói với AFP: "Cần một mô hình rất chung chung để đưa ra dự đoán về cuộc sống con người. Mô hình này có thể dự đoán bất cứ điều gì miễn là bạn có dữ liệu để huấn luyện nó".
Thuật toán sử dụng quy trình tương tự như ChatGPT, nhưng thay vào đó phân tích các biến số ảnh hưởng đến cuộc sống như sinh đẻ, giáo dục và lợi ích xã hội.
Lehmann tin rằng chương trình trí tuệ nhân tạo này có khả năng vô tận. "Nó có thể dự đoán kết quả sức khỏe như khả năng sinh sản hoặc béo phì. Bạn cũng có thể dự đoán ai đó hoặc bản thân sẽ mắc bệnh ung thư hay không. Công nghệ này sẽ kiếm được rất nhiều tiền", ông nói.
Mặc dù rất ấn tượng nhưng công nghệ mới này lại dẫn đến những rủi ro lừa đảo, đặc biệt là trong lĩnh vực dự báo tuổi thọ. Có thể sẽ có những trang web giả mạo và lừa đảo quảng cáo dịch vụ "dự báo cái chết" để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng phần mềm này là riêng tư và hiện không có sẵn cho cộng đồng rộng lớn hơn. "Hiện tại đây là một dự án nghiên cứu mà chúng tôi đang khám phá những gì có thể và những gì không thể", nhà nghiên cứu Lehmann nói.
Các dự đoán đúng trên 73%
Chương trình phân tích trình tự các sự kiện bằng cách thu thập dữ liệu ẩn danh của khoảng 6 triệu người Đan Mạch, do cơ quan thống kê chính thức của Đan Mạch thu thập.
Kết quả thuật toán đúng trong 78% trường hợp dự đoán cái chết. Khi dự đoán liệu một người có chuyển đến thành phố hoặc quốc gia khác hay không, kết quả đúng trong 73% trường hợp.
Lehmann cho biết: "Chúng tôi xem xét tỉ lệ tử vong sớm. Vì vậy chúng tôi chọn một nhóm rất trẻ từ 35 đến 65 tuổi. Sau đó chúng tôi cố gắng dự đoán, dựa trên khoảng thời gian 8 năm từ 2008 đến 2016, đặt giả thuyết nếu một người chết trong 4 năm sau đó".
"Mô hình này có thể thực hiện dự báo điều này, tốt hơn bất kỳ thuật toán nào khác mà chúng tôi có thể tìm thấy", ông nói thêm.
Theo các nhà nghiên cứu, việc tập trung vào độ tuổi mà tỉ lệ tử vong không xảy ra thường xuyên sẽ cho phép họ xác minh độ tin cậy của thuật toán.
Ngày 16-1, tại Đại học Putra Malaysia, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát động Chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) cho người dân.