Tôi vẫn còn giữ hóa đơn khách mua hàng. Tôi muốn làm đơn tố cáo gửi về địa phương của khách. Mong luật sư tư vấn giúp cách viết đơn gửi về địa phương.
- Luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:
Giao dịch giữa bạn và khách hàng được xác định là giao dịch dân sự, cụ thể là giao dịch mua bán hàng hóa.
Theo đó, pháp luật đã quy định rõ trả tiền là nghĩa vụ bắt buộc của bên mua.
Xét trường hợp của bạn, bên mua hiện đang nợ bạn 10.000.000 đồng, đã hẹn thanh toán nhiều lần nhưng vẫn chưa thực hiện nên được xem là hành vi chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Để đòi lại số tiền bên mua còn nợ, trước tiên bạn nên liên hệ với bên mua để gửi thông báo yêu cầu thanh toán số tiền 10.000.000 đồng, trong đó phải xác định rõ thời hạn yêu cầu bên mua thanh toán.
Khi hết thời hạn nêu trên, nếu bên mua vẫn tiếp tục không trả tiền thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện cùng chứng từ, hóa đơn thanh toán, các chứng cứ thể hiện bên mua đã nhiều lần hẹn thanh toán nhưng không thực hiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu thanh toán khoản nợ.
Lúc này, căn cứ theo Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015: "Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả", ngoài việc yêu cầu bên mua thanh toán số tiền 10.000.000 đồng, bạn còn có thể yêu cầu bên mua phải chịu trách nhiệm trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Mặt khác, trong trường hợp bạn có căn cứ cho thấy bên mua đã thực hiện thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để cố tình không trả tiền, tức là có dấu hiệu tội phạm của "Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, lúc này, khi có dấu hiệu của tội phạm thì bạn mới có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan công an địa phương để yêu cầu xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự.
Do đó trong trường hợp này, tòa án sẽ giải quyết yêu cầu đòi tiền của bạn trong quá trình xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bên mua.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Trong thủ tục nhận con nuôi có phần "Bản điều tra về tâm lý, gia đình" của người nhận con nuôi. Ở nước chồng tôi (người nhận con) là Singapore không có cơ quan nào có thể cấp biên bản đó.