vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Trung Quốc không quyết liệt ghìm đà tăng giá của nhân dân tệ?

2021-03-01 11:45

Vì sao Trung Quốc không quyết liệt ghìm đà tăng giá của nhân dân tệ?

Chánh Tài

(TBKTSG Online) - Dù nhân dân tệ (NDT) đã tăng giá 9% so với đô la Mỹ kể từ tháng 6 năm ngoái, gây áp lực lớn cho các công xuất khẩu nhưng Trung Quốc vẫn không sốt sắng triển khai các biện pháp quyết liệt để kìm hãm đà tăng giá này giống như những lần trước đây.

Giới phân tích cho rằng Trung Quốc dường như muốn duy trì NDT tăng giá ổn định vì điều này có thể giúp tái cân bằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hướng đến trọng tâm tiêu dùng và giúp giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu và chip.

NDT đã tăng giá 9% so với đô la Mỹ kể từ tháng 6 năm ngoái Ảnh: Tanndy

NDT mạnh hơn sẽ có lợi cho mô hình tăng trưởng mới của Trung Quốc

Trước đây mỗi lần NDT tăng giá quá mạnh so với đô la Mỹ, chính phủ Trung Quốc thường tung ra các biện pháp can thiệp mạnh mẽ để ghìm giá NDT để bảo vệ các nhà xuất khẩu vì mức giá cao của NDT sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc đắt hơn và khó cạnh tranh hơn ở thị trường nước ngoài.

NDT tăng 8,2% so với đô la Mỹ trong nửa cuối năm 2020 nhưng không làm giảm nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc từ thiết bị y tế cho đến đồ gia dụng. Trung Quốc đạt thặng dư thương mại 535 tỉ đô la vào năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 2015.

Hiện nay, NDT đã tăng lên mức mạnh nhất so với đô la Mỹ kể từ giữa năm 2018 với mức quy đổi 1 đô la ăn 6,46 NDT, nhưng phản ứng chính thức của Bắc Kinh tương đối yếu ớt.

Các nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh dường như thấy yên tâm với một đồng nội tệ mạnh hơn vì điều này hỗ trợ nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế hướng đến tiêu dùng, thay vì trọng tâm xuất khẩu như trước đây đồng thời giúp giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu và các sản phẩm chip đắt đỏ.

“Trung Quốc sẽ phát triển trở thành một nền kinh tế được dẫn đắt bởi tiêu dùng nội địa và điều này có nghĩa là nước này không cần phải tìm cách neo giá đồng nội tệ ở mức thấp giống như thường thấy ở một nền kinh tế mới nổi hướng đến xuất khẩu.

Bắc Kinh đã chuyển dịch hướng đến mô hình tăng trưởng mới này, vậy nên, các nhà hoạch định chính sách thấy rằng NDT mạnh lên sẽ có lợi nhiều hơn là có hại đối nền kinh tế”, Ju Wang, nhà chiến lược ngoại hối cấp cao ở Ngân hàng HSBCm, nói.

Đồng NDT mạnh hơn cũng có thể nâng vị thế toàn cầu của đồng tiền này và giúp làm dịu cuộc tranh cãi trong thời gian dài với Mỹ, nước từ lâu chỉ trích Trung Quôc cố tình ghìm giá NDT để thúc đẩy doanh số hàng hóa của Trung Quốc trên toàn cầu.

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chịu sức ép tài chính

Nhưng mức giá cao của NDT đang gây sức ép tài chính cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, vốn đang đau đầu vì chi phí bất ngờ tăng vọt từ nguyên liệu thô cho đến cước vận tải biển do tác động của đại dịch Covid-19. Một số công ty xuất khẩu Trung Quốc nói rằng họ sẽ chuyển một số chi phí tăng thêm này cho khách hàng.

Xue Dong, Giám đốc điều hành Công ty Anji Wanbao Smart Home Technology, chuyên bán ghế văn phòng cho các khách hàng ở Mỹ và các nước châu Âu, cho biết công ty ông sẽ tăng giá 5% ở khắp các sản phẩm trong tháng này.
“Chúng tôi đang tự gánh chịu tổn thất và hầu như không kiếm được đồng lợi nhuận nào vào năm ngoái”, ông nói.

Bao Jimi, nhân viên kinh doanh của một công ty xuất khẩu sợi không dệt ở Thượng Hải, cho hay công ty của cô trở tay không kịp trước đà tăng giá bất ngờ của NDT vào năm ngoái.

Đà tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc hồi năm ngoái có thể chỉ là tạm thời, đặc biệt nếu ngành sản xuất cải thiện ở nhiều nước khi các chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tăng tốc. Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh nhận thấy rằng xung lực tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc khó duy trì.

Hồi tháng 1, để bảo vệ mức biên lợi nhuận 10%, công ty của cô đã tăng giá một số sản phẩm để bù đắp những mất mát do NDT tăng giá. “Hầu hết khách hàng mới của chúng tôi chấp nhận giá mới nhưng chúng tôi cần thêm thời gian để thương lượng với khách hàng cũ”, cô nói.

Các nhà kinh tế nhận định một lý do khiến Bắc Kinh không triển khai các biện pháp quyết liệt hơn trên thị trường tiền tệ là vì nhận thấy rằng các động lực thúc đẩy NDT tăng giá hồi năm ngoái có thể sớm suy yếu.

Hồi tháng 1, Ma Jun, thành viên của ủy ban chính sách tiền tệ ở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cảnh báo nếu NDT tăng giá thêm 5% nữa hoặc hơn, điều này sẽ gây áp lực rõ ràng cho ngành xuất khẩu của Trung Quốc
Ông nói rằng chính phủ nên giảm áp lực tăng giá của NDT bằng cách nới lỏng các biện pháp kiểm soát, cho phép dòng vốn chảy ra nước ngoài nhiều hơn.

“Đối với Bắc Kinh, dòng vốn chảy ra nước ngoài là viễn cảnh đáng ngại hơn nhiều so với dòng vốn chảy vào nước này. Nhưng tôi không thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy chính phủ Trung Quốc đang lo lắng về điều này”, Fraser Howie, chuyên gia phân tích kinh tế vĩ mô Trung Quốc, nói.

Container tập kết ở một hải cảng ở TP Liên Vân Cảnh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đà tăng giá của NDT đang gây áp lực tài chính cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc. Ảnh: Getty

Bắc Kinh muốn đồng NDT mạnh hơn nhưng phải ổn định

Thực tế, giới chức Trung Quốc đã tiến hành một vài biện pháp để kìm hãm cơn tăng giá của NDT nhưng chưa đủ mạnh. Hồi tháng 9 năm ngoái, sau 17 tháng tạm dừng, Trung Quốc bắt đầu cấp hạn ngạch mới cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, cho phép các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác chuyển NDT sang các ngoại tệ nhiều hơn để mua chứng khoán nước ngoài.

Năm ngoái, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng thêm 108 tỉ đô la, lên mức 3.200 tỉ đô la, một dấu hiệu mà các nhà kinh tế diễn giải là Bắc Kinh đang giảm can thiệp vào thị trường tiên tệ.

Trong giai đoạn 2014-2017, PBoC đã bán các ngoại tệ với trị giá tương đương 1.000 tỉ đô la từ kho dữ trữ ngoại hối để củng cố giá của NDT.

Hồi tháng 10 năm ngoái, PBoC thông báo bỏ một quy định yêu cầu các ngân hàng phải đặt cọc 20% giá trị các hợp đồng mua bán tiền tệ kỳ hạn được định danh theo đô la Mỹ mà họ thực hiện cho các nhà đầu tư. Động thái này được cho là khuyến khích các nhà đầu tư đặt cược cho cửa giảm giá của NDT.

Giới chức trách Trung Quốc cũng đang xem xét cho phép các nhà đầu tư cá nhân trong nước sử dụng tối đa 50.000 đô la Mỹ mỗi năm để mua chứng khoán và các sản phẩm bảo hiểm nước ngoài.

Không giống như các nước khác cho phép tiền tệ được giao dịch tự do, Bắc Kinh từ lâu kiểm soát chặt chẽ NDT thông qua các biện pháp kiểm soát dòng vốn và bằng cách đặt mức tỷ giá tham chiếu của NDT mỗi ngày để định hướng giao dịch

Nhiều nhà kinh tế dự báo NDT sẽ tiếp tục mạnh lên trong năm nay. Theo Công ty dữ liệu tài chính Wind, thị trường trái phiếu và cổ phần Trung Quốc đã thu hút hơn 2.300 tỉ NDT (367 tỉ đô la) từ các nhà đầu tư nước ngoài vào na9m ngoái.

“Nhu cầu toàn cầu đối với các tài sản Trung Quốc vẫn rất mạnh mẽ. Chúng tôi đang nhận được nhiều yêu cầu tư vấn từ khắp nơi về loại tài sản nên đầu tư ở Trung Quốc”, Freddy Wong, Giám đốc phụ trách khu vực Thái Bình Dương của Công ty Invesco Fixed Income, nói

Michael Pettis, giáo sư tài chính ở Đại học Bắc Kinh, nhận định đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc có thể tăng mạnh trong năm nay khi Bắc Kinh khuyến khích dòng vốn chảy ra bên ngoài nhiều hơn. Ông nói: “Tôi nghĩ Trung Quốc muốn nhìn thấy NDT mạnh hơn nhưng phải ổn định. Tôi cho rằng ít có khả năng NDT sẽ giảm giá trong năm nay”.

Theo Wall Street Journal

Xem thêm: lmth.et-nad-nahn-auc-aig-gnat-ad-mihg-teil-teyuq-gnohk-couq-gnurt-oas-iv/721413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao Trung Quốc không quyết liệt ghìm đà tăng giá của nhân dân tệ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools