Kéo dài nhiều thập kỷ, chính sách 1 con của Trung Quốc hiện đang thu hút rất nhiều sự chú ý sau khi các nhà chức trách đưa ra tín hiệu trái chiều về việc liệu họ có tiến gần hơn tới xóa bỏ giới hạn số lượng con mà mỗi gia đình có thể có.
Cụ thể, nhà chức trách Trung Quốc đang tiến hành các động thái nhằm cho phép mỗi cặp vợ chồng được sinh 2 con. Tuy nhiên, điều này không được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao. Họ cho rằng, Bắc Kinh cần những biện pháp khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng dân số trong tình cảnh người dân nước này đang già đi nhanh chóng.
"Có 2 cách để giải quyết vấn đề này. Một là nới lỏng kiểm soát sinh đẻ. Tuy nhiên, ngay cả khi biện pháp này được thực thi, có lẽ nó cũng khó có thể đảo ngược được xu hướng giảm sinh ở Trung Quốc", Zhiwei Zhang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết.
Theo Zhang, có một cách khác để giải quyết ảnh hưởng của tình trạng giảm sinh và dân số già lên nền kinh tế Trung Quốc. Từ góc độ chính sách kinh tế, làm cho các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào các ngành khác chính là giải pháp.
Thực tế, nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào các ngành như sản xuất, đòi hỏi lượng lớn lao động giá rẻ. Nhưng mức lương cơ bản tăng đang khiến các nhà máy ở Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn trong khi người lao động sẽ cần kỹ năng cao hơn để giúp quốc gia này đổi mới.
Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng của Natixis về Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết vấn đề lớn hơn đối với Trung Quốc là dân số già kéo theo tăng trưởng năng suất lao động chậm hơn. Alicia đang theo dõi xem liệu Trung Quốc có thể tăng trưởng nhiều hơn trong các lĩnh vực thâm dụng vốn, vốn đang được thúc đẩy nhiều hơn bởi đầu tư vào tự động hóa hay không.
Tỷ lệ sinh giảm 15% trong năm 2020
Trung Quốc đưa ra chính sách một con vào cuối những năm 1970 với nỗ lực làm chậm sự gia tăng dân số. Theo số liệu chính thức, quốc gia này đã tăng gấp đôi dân số từ 500 triệu người năm 1940 lên hơn 1 tỷ người vào những năm 1980. Tuy nhiên, trong 40 năm tiếp theo, dân số Trung Quốc chỉ tăng 40% lên 1,4 tỷ người, gấp hơn 4 lần so với dân số hiện nay của Mỹ.
"Tôi không nghĩ rằng việc nới lỏng chính sách sinh đẻ có thể ảnh hưởng nhiều đến kinh tế vì dân số tặng chậm không phải do chính sách hạn chế, ít nhất là trong 20 năm qua", Dan Wang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Hang Seng China, cho biết.
Thay vào đó, tương tự như các nền kinh tế lớn khác, chi phí nhà và giáo dục cao ở Trung Quốc đã ngăn người dân nước này sinh thêm con trong những năm gần đây. Ngay cả khi chính sách sinh con được nới lỏng hơn vào năm 2016, số ca sinh vẫn giảm liên tiếp 4 năm. Năm 2020, tỷ lệ này giảm tới 15%.
"Nhìn chung, tôi không nghĩ việc nới lỏng chính sách sinh đẻ có thể ảnh hưởng nhiều tới kinh tế vì dân số tăng chậm không phải do các hạn chế", Wang nhấn mạnh.