vĐồng tin tức tài chính 365

Tình hình Myanmar: Vì sao Liên Hiệp Quốc khó áp đặt biện pháp trừng phạt?

2021-03-05 07:56
Tình hình Myanmar: Vì sao Liên Hiệp Quốc khó áp đặt biện pháp trừng phạt?  - Ảnh 1.

Người dân tham dự đám tang của Angel (còn gọi là Kyal Sin) ngày 4-3. Cô gái 18 tuổi này bị trúng đạn vào đầu khi lực lượng an ninh Myanmar nổ súng vào đám đông biểu tình ở Mandalay, Myanmar hôm 3-3 - Ảnh: Reuters

Cả Bắc Kinh lẫn Matxcơva đều xem những gì đang diễn ra ở Myanmar là vấn đề nội bộ của nước này và tránh gọi hành động của quân đội là "đảo chính". Tuy nhiên, các vụ trấn áp đẫm máu người biểu tình, gần đây nhất vào ngày 3-3 khiến ít nhất 38 người thiệt mạng, tiếp tục làm dấy lên những lời kêu gọi Liên Hiệp Quốc (LHQ) hành động.

Bí ẩn nhân tố Nga

Một lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Myanmar có thể giải quyết được vấn đề, nhưng nó có được thông qua tại LHQ hay không là một chuyện khác.

Bắc Kinh và Matxcơva trên thực tế đã ủng hộ việc thông qua một tuyên bố chung của 15 nước Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ ngày 4-2, trong đó kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân sự khác.

Phần lớn các chỉ trích Nga và Trung Quốc đến từ chuyện hai nước này không có các động thái riêng để gây áp lực lên chính quyền quân sự Myanmar như Mỹ hay Canada và một số nước khác. Sau tuyên bố chung của HĐBA LHQ, Nga và Trung Quốc không có hành động nào khác.

Với tư cách là 2 trong số 5 thành viên thường trực và có quyền phủ quyết của HĐBA, các động thái cứng rắn của Nga - Trung (nếu có) sẽ mang ý nghĩa lớn. Bắc Kinh lẫn Matxcơva rõ ràng có nhiều "bài" hơn Washington vì mối quan hệ với giới quân đội và mức độ tập trung lợi ích kinh tế lớn ở Myanmar. Đó vừa là lợi thế nhưng cũng lại là trở ngại khiến hai nước này cân nhắc những gì nên nói và nên làm.

Theo nhà nghiên cứu Nivedita Kapoor thuộc Quỹ các nhà quan sát nghiên cứu (Ấn Độ), Nga - hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn cho quân đội Myanmar - đang tìm cách tăng cường sự hiện diện ở Myanmar, và cuộc đảo chính ngày 1-2 là phép thử lớn đối với tham vọng này.

Bà Kapoor nhận định rằng Nga vẫn có thể tác động tới tình hình bằng quan hệ giữa Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing - người đứng sau cuộc đảo chính ngày 1-2. Nhưng việc Nga sử dụng mối quan hệ này như thế nào lại là chuyện khác, với một giả định chắc chắn rằng Matxcơva sẽ không để lợi ích quốc gia (bán vũ khí) bị suy giảm.

Trong thông cáo ngày 3-3, Bộ Ngoại giao Nga cam kết hợp tác với ASEAN để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Myanmar nhưng tiếp tục né tránh hai chữ "đảo chính". Kêu gọi giải pháp ngoại giao dường như là tất cả những gì Nga có thể làm trong bối cảnh hiện tại.

ASEAN, Trung Quốc ở đâu?

Bắc Kinh rõ ràng đang ở thế "đi cũng dở, ở cũng chẳng xong", trong khi ASEAN được cho là đang "mặc chiếc áo quá rộng" trong cuộc khủng hoảng Myanmar. Việc Trung Quốc khước từ lên án chính quyền quân sự khiến họ trở thành mục tiêu của đám đông giận dữ ở Myanmar. Xoa dịu dư luận bằng cách chọc giận quân đội, theo tờ Washington Post, cũng đồng nghĩa với việc Bắc Kinh muốn ném qua cửa sổ hàng tỉ USD đổ vào Myanmar.

Việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Myanmar không nên được quy trách nhiệm cho một hoặc một nhóm nước nào. Cách hành xử của nước này cũng không thể trở thành hình mẫu cho nước khác. Chẳng hạn mặc dù là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Myanmar, Singapore lại chỉ dừng lại ở việc bày tỏ quan ngại và tránh lên án chính quyền đang kiểm soát Myanmar.

Trong khi đó, dù là nước phản ứng mạnh mẽ nhất bằng các biện pháp trừng phạt nhắm vào giới tướng lĩnh, các hành động của Mỹ chỉ mang ý nghĩa biểu tượng vì những biện pháp hạn chế này không "xinhê" gì với những người đứng sau đảo chính.

ASEAN với nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau" vẫn đang nỗ lực tìm lối thoát cho vấn đề. Cuộc họp không chính thức của ASEAN ngày 2-3 là một nỗ lực đáng ghi nhận, cho thấy tổ chức khu vực này có thể trở thành cầu nối giữa Myanmar và phần còn lại của thế giới.

Đài BBC của Anh nhận định so với các nước phương Tây, giới lãnh đạo quân sự Myanmar có sự cởi mở và tin tưởng hơn vào ASEAN - tổ chức mà Myanmar là một thành viên. Ngược lại, thế giới cũng cần hiểu các tướng lĩnh Myanmar đang nghĩ gì để chọn cách tiếp cận thay vì áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện có thể ảnh hưởng tới cả dân thường.

Hàng chục cảnh sát Myanmar chống lệnh, vượt biên sang Ấn ĐộHàng chục cảnh sát Myanmar chống lệnh, vượt biên sang Ấn Độ

TTO - Ít nhất 19 cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ để trốn mệnh lệnh từ chính quyền quân sự, một sĩ quan cảnh sát Ấn Độ nói với Hãng tin Reuters.

Xem thêm: mth.6331512240301202-tahp-gnurt-pahp-neib-tad-pa-ohk-couq-peih-neil-oas-iv-ramnaym-hnih-hnit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tình hình Myanmar: Vì sao Liên Hiệp Quốc khó áp đặt biện pháp trừng phạt?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools