vĐồng tin tức tài chính 365

Đột quỵ - 'sát thủ giấu mặt' thời hiện đại

2021-03-05 10:18

"Theo Hội Đột quỵ của Mỹ, cứ trong 100 bệnh nhân bị đột quỵ thì có đến 70 người không thể quay trở lại công việc trước đó. Tử vong do đột quỵ thật đáng sợ nhưng theo tôi, cái ghê gớm hơn là sự tàn phế, đặc biệt với những người còn trẻ tuổi", PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện nhân dân 115 TP.HCM, nói.

* Nhắc đến đột quỵ, nhiều người vẫn rất mơ hồ, thậm chí có người còn nghĩ do trúng gió…

- Đột quỵ có hai loại, do tim và não, đều xuất phát từ thuyên tắc mạch máu nuôi tim hoặc não. Đột quỵ tim thường gây tử vong rất nhanh (sau vài giờ), trong khi với đột quỵ não, thời gian dẫn đến tử vong có thể kéo dài vài ngày. Thường bệnh lý đột quỵ chủ yếu liên quan đến tuổi tác, nhưng trước đây tuổi thường gặp là 60, nay có xu hướng trẻ hóa, có lúc đột quỵ xảy ra với những người trẻ dưới 14 tuổi.

(KÌ 2) - TÀN PHÁ GHÊ GỚM HƠN TỬ VONG - Ảnh 1.

Dấu hiệu của một người bị đột quỵ khá dễ nhận biết, người bình thường cũng có thể chẩn đoán được: đột nhiên bị yếu nửa người, tay, chân cùng một bên; méo miệng; nói đớ, ú ớ hoặc hỏi câu này người bệnh trả lời câu khác…

* Vậy đâu là sự giống nhau và khác nhau giữa đột quỵ ở người lớn tuổi và người trẻ (trẻ em), thưa bác sĩ?

- Có sự khác biệt về nguyên nhân. Với người cao tuổi, đột quỵ thường liên quan đến các bệnh lý tuổi tác: cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, rối loạn chuyển hóa lipid… Trải qua một thời gian mắc bệnh, nếu không được kiểm soát tốt, họ có nguy cơ bị đột quỵ. 

Còn đột quỵ ở người trẻ (trẻ em) chủ yếu do bẩm sinh như tim bẩm sinh hoặc dị dạng các mạch máu trong não. Ở lứa tuổi này, các dấu hiệu ban đầu khá mờ nhạt, rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý co giật, viêm màng não, yếu liệt tay chân... Mặt khác, trẻ em châu Á thường bị đe dọa bởi bệnh moyamoya (rối loạn mạch máu tiến triển hiếm gặp trong não), gây chít hẹp mạch máu, cũng là một nguyên nhân đột quỵ.

Về mặt quy trình điều trị đột quỵ cấp của thế giới, ở trẻ em và người lớn đều giống nhau là cùng sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch, hoặc lấy huyết khối thông tắc mạch máu lớn. Tuy vậy, đột quỵ ở người trưởng thành thường dễ dàng điều chỉnh, ở trẻ em lại rất khó bởi do bẩm sinh. Nếu được phát hiện điều trị trong "thời gian vàng", trẻ em lại có lợi thế hơn về khả năng phục hồi các chức năng vận động; chức năng thần kinh, vì thế các tai biến thường thấp hơn.

(KÌ 2) - TÀN PHÁ GHÊ GỚM HƠN TỬ VONG - Ảnh 2.


(KÌ 2) - TÀN PHÁ GHÊ GỚM HƠN TỬ VONG - Ảnh 3.

* Bác sĩ vừa nhắc đến "thời gian vàng" cứu người bệnh. Thời gian vàng ở đây được hiểu như thế nào?

Thời gian vàng là thời gian mà nếu bệnh nhân đột quỵ được đưa đến đúng thời điểm đó có thể được điều trị cứu sống. Chúng ta có 3 giờ vàng gồm 3 giờ, 4,5 giờ và 6 giờ. Nếu 100 bệnh nhân đến trong vòng 3 giờ sẽ có 90% người đủ điều kiện điều trị tái thông tan cục huyết khối; đưa đến trong vòng 4,5 giờ chỉ còn 50-60%, và trong vòng 6 giờ chỉ còn 30-40%.

Ngoài 3 giờ vàng này, một số trung tâm đột quỵ hiện nay được trang bị thêm công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo RAPID. Ứng dụng này cho phép mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ so với 6 giờ trước đây, nghĩa là có thêm 18 giờ cho những người bệnh không may phát hiện muộn bị đột quỵ. Tuy nhiên chỉ tối đa 20% bệnh nhân đủ điều kiện xử lý theo quy trình này do nhiều trường hợp phát hiện muộn hoặc khâu chẩn đoán ban đầu không xác định được nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

(KÌ 2) - TÀN PHÁ GHÊ GỚM HƠN TỬ VONG - Ảnh 4.

* Như vậy, thời gian là chìa khóa quan trọng nhất để cứu sống người bệnh đột quỵ?

- Đúng thế. Đối với đột quỵ, yếu tố giúp bác sĩ điều trị thành công là thời gian. Nếu tiết kiệm được thời gian, sẽ tiết kiệm được nhu mô não. Nghiên cứu thấy rằng với một bệnh nhân bị tắc mạch máu não lớn, cứ mỗi phút trôi qua có khoảng 2 triệu tế bào não sẽ mất đi không thể phục hồi. Khi phát hiện một người có dấu hiệu đột quỵ, cách tốt nhất là đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất và có khả năng điều trị đột quỵ. Nếu chúng ta đưa bệnh nhân đến cơ sở gần nhất nhưng không có khả năng điều trị đột quỵ, rồi lại chuyển đến một bệnh viện khác, thì điều này đôi khi làm mất thời gian vàng.

Tuyệt đối tránh thực hiện các biện pháp gây hại cho bệnh nhân như hạ áp, nhể kim đầu ngón tay, uống thuốc không rõ loại. Để giải quyết các vấn đề này, dự kiến đầu năm 2021, Hội Đột quỵ TP.HCM sẽ đưa vào sử dụng một app hỗ trợ bệnh nhân. Đó là dù bất cứ ở đâu, nếu có triệu chứng bị đột quỵ, app này sẽ hỗ trợ tìm bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.

* Chuyên gia hàng đầu của ngành đột quỵ, giáo sư thần kinh học Luis Caplan (Mỹ) nói: "Để điều trị, phòng ngừa một cách tối ưu, chúng ta hãy tìm hiểu cơ chế của đột quỵ". Ở nhiều hội nghị, các bác sĩ thường nhắc đến câu nói này.

- Đó là câu mà chúng tôi luôn nằm lòng. Bởi đột quỵ có nhiều nguyên nhân, nếu hiểu được nguyên nhân gốc rễ trước khi điều trị thì việc phòng ngừa mới đạt được hiệu quả tối ưu. Như một bệnh nhân đột quỵ do bất thường nhịp tim, cụ thể là rung nhĩ, nếu bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân rung nhĩ mà vội vã cho các loại thuốc khác thì chắc chắn sớm muộn bệnh nhân đó sẽ bị đột quỵ trở lại. Ngược lại, khi xác định được thủ phạm gây ra đột quỵ, ắt sẽ có phác đồ, chiến lược điều trị phù hợp.

(KÌ 2) - TÀN PHÁ GHÊ GỚM HƠN TỬ VONG - Ảnh 5.
(KÌ 2) - TÀN PHÁ GHÊ GỚM HƠN TỬ VONG - Ảnh 6.

* Đâu là rào cản lớn nhất trong điều trị bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam hiện nay, thưa bác sĩ?

- Điều trị đột quỵ không chỉ phụ thuộc vào bác sĩ đột quỵ. Muốn cứu sống người bệnh trong giờ vàng, đòi hỏi một sự quan tâm, phối hợp tốt, từ lãnh đạo bệnh viện đến giữa các êkip ở các bộ phận, khoa phòng. Một số nơi vẫn chưa có sự liên thông giữa lãnh đạo bệnh viện, bác sĩ cấp cứu - hình ảnh học - đột quỵ - ngoại thần kinh - hồi sức… khiến giờ vàng cứu người bệnh vuột mất.

Ở các nước đang phát triển đang có sự khác biệt với phương Tây trong phòng ngừa thứ phát. Điều này có thể đến từ sự sai sót của các bác sĩ tuyến sau hoặc từ ý thức tuân thủ điều trị của người bệnh quá kém. Nhiều bệnh nhân sau đột quỵ may mắn phục hồi nghĩ rằng "mình đã bình thường và không cần uống thuốc nữa". Điều này rất nguy hiểm, bởi việc phòng ngừa phải lâu dài, thậm chí suốt đời. Một số bệnh nhân chuyển qua sử dụng thực phẩm chức năng vốn chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể thay thế được các loại thuốc bác sĩ kê toa.

(KÌ 2) - TÀN PHÁ GHÊ GỚM HƠN TỬ VONG - Ảnh 7.

* Đã có khá nhiều bệnh viện được trao chứng nhận đạt "Tiêu chuẩn vàng điều trị đột quỵ" của Hội Đột quỵ thế giới. Chứng nhận này sẽ mang lại lợi ích gì cho người bệnh?

- Ở Việt Nam thậm chí có bệnh viện còn đạt tiêu chuẩn kim cương. Tiêu chuẩn này có thể hiểu là chuẩn mực chung, bao gồm các khuyến cáo tiến bộ, bắt buộc bác sĩ phải làm cho bệnh nhân. Tiêu chuẩn này giúp xác định bệnh nhân có được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết; lấy huyết khối; phòng ngừa thứ phát, kê toa các loại thuốc thiết yếu; chẩn đoán bằng các phương tiện hình ảnh học hiện đại. Điều này có nghĩa người bệnh đột quỵ  ngày càng có lợi hơn.

* Bác sĩ có thể đưa ra các dự báo về xu hướng đột quỵ thời gian tới?

- Dựa trên các nghiên cứu gần đây, có một dự báo rất không hay cho các nước đang phát triển, khu vực Đông Nam Á, kể cả Trung Quốc, trong đó có Việt Nam: tỉ lệ đột quỵ tăng theo cấp số cộng. Trong khi ở các nước phương Tây, Âu Mỹ, tỉ lệ đột quỵ mỗi năm giảm rõ rệt… Lý do là lối sống ở các nước đang phát triển đang có xu hướng thiếu lành mạnh, khả năng gìn giữ sức khỏe khá thấp, điển hình tỉ lệ hút thuốc lá quá nhiều, đặc biệt nam giới (70% bệnh nhân đột quỵ nam giới đều hút thuốc lá).

(KÌ 2) - TÀN PHÁ GHÊ GỚM HƠN TỬ VONG - Ảnh 8.

Xem thêm: mth.53974611182101202-iad-neih-ioht-tam-uaig-uht-tas-yuq-tod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đột quỵ - 'sát thủ giấu mặt' thời hiện đại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools