vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng xách tay 'nở rộ' trên mạng xã hội - Kỳ 2: Cuộc chiến pháp lý trước nguy cơ hàng giả

2021-03-05 18:17
Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp bán hàng qua mạng xã hội nhưng không có giấy tờ về xuất xứ nguồn gốc. Vậy làm sao bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ hàng giả khi mua hàng xách tay.
Trưa 22.2, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai) bất ngờ kiểm tra kho hàng nghi là hàng nhập lậu nằm mặt tiền quốc lộ 1 (đoạn qua P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) do ông Đ.D.D. (49 tuổi) làm chủ.
Thời điểm kiểm tra, trong kho hàng rộng khoảng 600 m2 đang có 20 người thực hiện bán hàng bằng hình thức livestream qua mạng xã hội Facebook, xung quanh là hàng chục nghìn sản phẩm như mỹ phẩm, dược phẩm, quần áo, giày dép, đồng hồ, mắt kính… mang nhiều thương hiệu khác nhau... ước tổng trị giá hàng tỉ đồng.
Làm việc với lực lượng công an, ông D. chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng hóa trên. Ông D. cho biết số hàng trên được chuyển từ Mỹ về Việt Nam, do khách hàng tại Việt Nam đặt mua từ bà M. (chị ruột của ông D.) livestream bán hàng trực tiếp từ Mỹ.
Trước đó, ngày 19.1, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh cho biết đơn vị này đang phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh, Hải quan Quảng Ninh, điều tra cửa hàng Nguyen Pham Store (P.Trần Phú, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) chứa hàng trăm mặt hàng quần áo, túi xách thời trang gắn nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Nguy cơ hàng lậu, hàng giả

Lý giải việc “rầm rộ” mua bán hàng xách tay, theo luật sư Võ Đan Mạch (Tổng thư ký hiệp hội bán hàng đa cấp), có thể thấy rằng, do tâm lý sính ngoại, thích sử dụng các nhãn hàng nổi tiếng của một bộ phận người tiêu dùng đã làm cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh các mặt hàng này phát triển hơn bao giờ hết. Và giữa vô vàn chủng loại hàng hóa, xuất xứ, thật khó để phân biệt đâu là thật, đâu là giả.

Vậy, “hàng xách tay”, “hàng qua mạng” thực chất được quy định như thế nào? Làm sao để người dân tự bảo vệ mình trước một “ma trận” hàng hóa trên thị trường? 
Luật sư Võ Đan Mạch cho biết pháp luật không có định nghĩa về khái niệm “hàng xách tay” này mà chỉ quy định về hàng hóa nhập khẩu theo quy định và “hàng hóa nhập lậu”.
Hàng xách tay 'nở rộ' trên mạng xã hội - Kỳ 2: Cuộc chiến pháp lý trước nguy cơ hàng giả - ảnh 1

Luật sư Võ Đan Mạch cho biết pháp luật không có định nghĩa về khái niệm “hàng xách tay” này mà chỉ quy định về hàng hóa nhập khẩu theo quy định và “hàng hóa nhập lậu”

Ảnh: NG.NG

Cũng theo luật sư Mạch, “hàng hóa nhập lậu” là những hàng hóa rơi vào một trong các trường hợp theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020 của Chính phủ.
Gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu; Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Thứ hai, luật sư Mạch cũng lưu ý, chưa bàn đến việc hàng hóa có được nhập khẩu theo đúng quy định hay hàng nhập lậu, có thể những hàng hóa được quảng cáo là “hàng xách tay” là hàng giả.

Bán hàng xách tay lậu, xử lý ra sao?

Luật sư Trần Thu Thủy (Công ty Luật TNHH TAPHA) khẳng định, hiện nay, Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định về mức phạt hành chính trong trường hợp kinh doanh hàng nhập lậu với mức phạt từ 500.000 đồng đến 100 triệu đồng (đối với trường hợp vi phạm là tổ chức) và phạt gấp hai lần đối với các trường hợp “Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Ngoài ra, một số trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “buôn lậu” hoặc “trốn thuế”.
Trường hợp bán hàng giả, luật sư Trần Thu Thủy cho biết nếu chưa đến mức bị xử lý hình sự thì các hành vi bán hàng giả sẽ bị phạt hành chính lên đến 200 triệu đồng, theo Nghị định 98/2020.  
Trường hợp các cá nhân kinh doanh trên Facebook, zalo và một số ứng dụng xã hội khác phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phải đăng ký tài khoản và sẽ do cơ quan thuế quản lý. Cá nhân kinh doanh với doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên phải nộp thuế.

“Hàng giả” gồm:

 
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
(Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP) 

Xem thêm: lmth.7579431-aig-gnah-oc-yugn-court-yl-pahp-neihc-couc-2-yk-ioh-ax-gnam-nert-or-on-yat-hcax-gnah/us-ioht/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng xách tay 'nở rộ' trên mạng xã hội - Kỳ 2: Cuộc chiến pháp lý trước nguy cơ hàng giả”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools