vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu của Việt Nam vẫn "dựa hơi" vào mảng điện thoại, linh kiện

2021-03-06 13:19

Nếu năm 2010 xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 tỷ lệ này chiếm 19,5% và  luôn duy trì trên dưới 20% từ đó đến nay.

Mặt hàng điện thoại và linh kiện, từ nhiều năm nay vẫn được xem là "trụ đỡ chính" cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, họat động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt mức tăng cao. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng ước tính đạt 95,81 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2%; nhập khẩu đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.

Trong 2 tháng có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, đặc biệt là điện thoại và linh kiện, tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khi nhiều ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khác gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên toàn cầu.

Xuất khẩu của Việt Nam vẫn "dựa hơi" vào mảng điện thoại - Ảnh 1.

Chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng của mặt hàng điện thoại và linh kiện, theo Tổng cục Thống kê, có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước.

Cụ thể, nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay (năm 2017 chiếm 21,2%; năm 2018 chiếm 20,3%; sơ bộ năm 2019 chiếm 19,4%, ước tính năm 2020 chiếm 18,1%). 

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện dẫn đầu trong 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD của Việt Nam là: điện thoại và linh kiện; điện tử, máy vi tính và linh kiện; dệt may; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giầy dép; gỗ và sản phẩm gỗ.

Đặc biệt trong 2 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện ước tính đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng cao ở mức 22,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Xuất khẩu của Việt Nam vẫn "dựa hơi" vào mảng điện thoại - Ảnh 2.

Đóng góp vào tốc độ tăng cao này chủ yếu do chỉ số sản xuất ngành sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng khá 21,2%, trong đó ngành sản xuất thiết bị truyền thông (chiếm phần lớn là sản phẩm điện thoại và linh kiện) tăng 22,9%. Cụ thể, sản lượng điện thoại di động đạt 35 triệu chiếc, tăng 1,2%; sản xuất linh kiện điện thoại đạt 95,4 nghìn tỷ đồng, tăng 55,7%. 

Thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, trong đó xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng cao 103,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, trong thời gian gần đây, đặc biệt do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. 

Hiện nay Samsung là tập đoàn sản xuất điện tử, điện thoại lớn nhất. Doanh thu và sản lượng toàn cầu của Samsung giảm mạnh trong năm 2020 và dự báo tiếp tục giảm trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới, trong đó có ngành điện tử. 

Dù vậy, ngành sản xuất điện tử, điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phục hồi. Theo Tổng cục Thống kê, đây là những tín hiệu đáng mừng, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ của ngành điện tử và đem lại nhiều đóng góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.

Xem thêm: mth.59864321160301202-neik-hnil-iaoht-neid-gnam-oav-ioh-aud-nav-man-teiv-auc-uahk-taux/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu của Việt Nam vẫn "dựa hơi" vào mảng điện thoại, linh kiện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools