Tuy nhiên, trước rất nhiều loại hình như đất nền, chung cư, nhà phố, nghỉ dưỡng…, sẽ chỉ có một số phân khúc thu hút mạnh dòng tiền.
Theo các chuyên gia, căn hộ chung cư vẫn đang là phân khúc chủ đạo trên thị trường về cả nguồn cung và lượng giao dịch.
Báo cáo năm 2020 của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho thấy, tại Hà Nội, phân khúc chung cư trung cấp, có giá từ 30-40 triệu đồng/m2 chiếm tới hơn 1 nửa giao dịch.
Còn tại TP Hồ Chí Minh, do nhà giá dưới 25 triệu đồng gần như hoàn toàn biến mất nên giao dịch chủ yếu chỉ diễn ra ở căn hộ chung cư cao cấp và trung cấp. Đáng ngạc nhiên, giao dịch chung cư cao cấp còn áp đảo khi chiếm tới 68% giao dịch.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu GP Invest cho biết: "Điều người ta đang quan tâm là nhà giá trung bình, nhưng ít nguồn cung, tìm dự án để đáp ứng phân khúc này rất khó. Còn bất động sản cao cấp do nguồn cung hạn chế, vẫn có đất để phát triển".
Ngoài các sản phẩm đáp ứng nhu cầu để ở như chung cư, một số phân khúc khác của BĐS lại thu hút mạnh dòng tiền nhàn rỗi từ các nhà đầu tư.
Ông Đinh Thế Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Công ty Hải Phát Land, nói: "Ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, phân khúc chung cư để ở được quan tâm nhất. Còn để đầu tư thì đất nền, thấp tầng, nhà ở đô thị là lựa chọn số 1.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, từng được xem là gà đẻ trứng vàng cho các nhà đầu tư, vẫn dự báo gặp nhiều khó khăn trong năm nay. Thực tế, cả năm ngoái, các chủ đầu tư chỉ bán được khoảng 120 căn hộ khách sạn du lịch condotel. Thay vào đó, một số ý kiến cho rằng, dòng tiền sẽ chảy vào các phân khúc BĐS mới, tiềm năng.
Hiện nay, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng đang giảm. Trong khi, lãi suất cho mua nhà hiện từ 5-6%/năm, thấp nhất trong vòng 15 năm qua. Để kích cầu, nhiều chủ đầu tư cũng đưa ra gói vay 0% tới khi nhận nhà. Điều này khiến không ít nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu tư BĐS.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.10572043280301202-1202-man-neit-gnod-tuh-uht-es-oan-nas-gnod-tab-cuhk-nahp/et-hnik/nv.vtv