vĐồng tin tức tài chính 365

Giải quyết cơ bản tình trạng nông sản phải đổ bỏ do dịch

2021-03-10 08:58

Do cải thiện tốt khâu lưu thông, linh động trong tiêu thụ, đến thời điểm này đã giải quyết cơ bản tình trạng nông sản quá lứa bị bỏ bê ngoài đồng không thu hoạch, kể cả các khu vực chịu ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 như tỉnh Hải Dương.

Đã tiêu thụ hầu hết số nông sản đến kỳ thu hoạch

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 9.3, ông Bùi Tiến - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật Mê Linh (Hà Nội), cho biết: Nhờ thực hiện tốt khâu kết nối tiêu thụ với các siêu thị, nhà hàng, chợ đầu mối…, đến thời điểm này, huyện Mê Linh không có tình trạng ùn ứ nông sản, dù giá rau, củ vụ đông có giảm do nguồn cung dồi dào.

“Mê Linh có tổng diện tích canh tác rau khoảng 700ha, trong đó khoảng 500ha là cây đang sinh trưởng chưa đến giai đoạn thu hoạch, 160ha đã thu hoạch xong, 40ha đang đến giai đoạn thu hoạch. Hiện nay trên địa bàn huyện Mê Linh không còn các loại rau quá lứa mà chưa thu hoạch. Sản lượng rau năm nay tăng nhẹ so với năm trước, nên việc tiêu thụ đã được làm khá tốt dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp” - ông Bùi Tiến nói.

Hải Dương là địa phương chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nặng nề nhất cả nước, nhiều khu vực của địa phương phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, trong 1 thời điểm ngắn đã xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản (do một số địa phương lân cận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên) thắt chặt khâu kiểm dịch.

Nhờ có sự vào cuộc của Chính phủ, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tình trạng ứ đọng nông sản - chủ yếu là các loại rau, củ, quả đã được giải quyết.

“Cẩm Giàng là một trong những huyện của Hải Dương chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 gây nhiều khó khăn cho lưu thông hàng hóa, nông sản. Đến thời điểm này, sau khi các tỉnh tháo bỏ chốt kiểm dịch nhưng vẫn thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, việc tiêu thụ nông sản tại Cẩm Giàng đã được giải quyết. Hiện tại không còn tình trạng ùn ứ nông sản, giá càrốt cũng đã tăng lên so với trước” - ông Trần Văn Hảo - Bí thư huyện ủy huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương), cho biết.

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, nông sản vùng dịch, đến nay, Central Group đã thu mua trên 250 tấn rau, củ, quả của tỉnh Hải Dương; MM Mega Market (Việt Nam) đã thu mua trên 64,3 tấn; Co.opmart Hà Nội đã thành lập gian hàng để hỗ trợ bà con nông dân Hải Dương tiêu thụ nông sản trên 250 tấn; Tập đoàn Masan đặt hàng một số loại nông sản của tỉnh Hải Dương với khoảng 70 tấn/tuần...

"Đến thời điểm này, các siêu thị, trung tâm thương mại vẫn đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các mặt hàng rau củ tươi để hỗ trợ địa phương, nhất là các địa phương vùng dịch, giải quyết tốt khâu lưu thông nông sản" - ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay.

Được biết, trên địa bàn một số tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh… việc tiêu thụ nông sản đang diễn ra bình thường, thuận lợi, dù giá các loại rau, củ vẫn đang ở mức thấp.

Đề án giải quyết căn cơ bài toán cung - cầu

Theo Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, tình trạng dư thừa nguồn cung một số loại nông sản vẫn tiếp tục xảy ra, dẫn đến khó khăn cho công tác tiêu thụ và gây thiệt hại cho người nông dân do giá trị gia tăng nông sản thấp.

Nguyên nhân của tình trạng này đã được đề cập nhiều trong thời gian qua là do quy mô sản xuất đặc thù của nước ta theo hộ nông dân nhỏ lẻ, phân tán nên hoạt động nuôi, trồng diễn ra tự phát và theo phong trào xuất phát từ tín hiệu thu mua của các thương lái trong và ngoài nước; do sự thiếu hụt đột biến nguồn cung tạm thời của thị trường, dẫn đến việc các hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất liên tiếp, tràn lan khiến nguồn cung nội địa vượt nhu cầu thị trường, tạo sức ép lên giá trong nước, gây khó khăn cho tiêu thụ.

Điều này cho thấy công tác kiểm soát tổ chức sản xuất tại các địa phương chưa chặt chẽ và hiệu quả, không kiểm soát được nguồn cung, dẫn đến câu chuyện "giải cứu" như đã diễn ra vừa qua (kể cả trong điều kiện bình thường và dịch bệnh)" - ông Trần Duy Đông nói.

Để giải quyết căn cơ hạn chế nêu trên, Bộ Công Thương cho rằng, có 2 vấn đề chính cần xử lý: Thứ nhất, thực hiện tốt công tác tổ chức sản xuất - phân phối đảm bảo cung ứng sản phẩm nông sản đáp ứng đúng yêu cầu của từng thị trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần phải bám sát và triển khai hiệu quả 3 vấn đề chính, đó là: Quy hoạch - Chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và tổ chức kênh tiêu thụ nông sản.

Thứ hai, cần chú trọng các giải pháp mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ, bao gồm thị trường trong nước và quốc tế.

Cụ thể hóa các nội dung trên, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, xây dựng trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030” (Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 9.2.2021).

Trong đó, mục tiêu chung là hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường (trong nước và quốc tế).

Theo mục tiêu cụ thể, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, đúng quy hoạch và yêu cầu của thị trường, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sản; gắn với đó là tổ chức thương mại trong nước, ngoài nước theo hướng hiện đại; Củng cố và phát triển mô hình HTX thương mại và dịch vụ như là một trung gian cần thiết giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối và ngân hàng, để tổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân; Xây dựng cơ chế ràng buộc, gắn kết giữa các chủ thể chính trong kênh tiêu thụ nông sản; thiết kế các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các chủ thể liên kết hữu cơ với nhau từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.

"Với vai trò đơn vị chủ trì đề án, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương doanh nghiệp thực hiện hiệu quả Đề án này, để góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của ngành nông nghiệp thời gian qua, từ đó nâng cao thu nhập cho người sản xuất" - ông Trần Duy Đông cho biết.

Xem thêm: odl.014788-hcid-od-ob-od-iahp-nas-gnon-gnart-hnit-nab-oc-teyuq-iaig/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giải quyết cơ bản tình trạng nông sản phải đổ bỏ do dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools