Mới đây, Chính phủ vừa chính thức cho phép thí điểm dịch vụ dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, hay còn gọi là Mobile Money (tiền di động). Điều này đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo quyết định thí điểm, một doanh nghiệp muốn triển khai dịch vụ Mobile Money phải có giấy phép trung gian thanh toán ví điện tử và giấy phép thiết lập mạng viễn thông, nghĩa là cần có cả 2 loại giấy phép. Do đó, các doanh nghiệp viễn thông lớn vốn có sẵn sản phẩm ví điện tử sẽ có lợi thế. Còn những doanh nghiệp gốc là ví điện tử sẽ rất khó để triển khai trực tiếp Mobile Money, nhưng hông có nghĩa là doanh nghiệp ví sẽ không có cách hưởng lợi khi Mobile Money được triển khai.
Doanh nghiệp Ví Senpay có giấy phép ví điện tử từ nhiều năm trước để hỗ trợ cho kinh doanh thương mại điện tử. Biết dịch vụ tiền di động (Mobile Money) được thí điểm, đơn vị cho rằng thay vì theo đuổi con đường tự làm dịch vụ này, sẽ hợp lý hơn nếu bắt tay hợp tác với các công ty viễn thông đã có sẵn giấy phép ví điện tử để áp dụng Mobile Money cho sàn thương mại điện tử càng sớm càng tốt. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để xử lý rào cản 70% thanh toán trên sàn hiện nay bằng tiền mặt.
Dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần điện thoại có sóng, người dùng có thể chuyển, nhận, thanh toán tiền qua Mobile Money. (Ảnh minh họa: PLO)
Đối với các công ty trung gian thanh toán, chuyên làm giải pháp cho khách hàng doanh nghiệp, việc Mobile Money được triển khai cũng mở ra nhiều cơ hội thị trường.
Dịch vụ tiền di động được triển khai với mục tiêu thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại những nơi tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng thấp, vùng sâu xa, biên giới hải đảo... Do đó nhóm công ty viễn thông với mạng lưới rộng đóng vai trò chính trong việc triển khai dịch vụ này. Còn nhóm doanh nghiệp gốc ví điện tử có thể gián tiếp hưởng lợi nhờ lợi thế là hệ sinh thái dịch vụ đa dạng sẵn có.
"Trong giai đoạn Việt Nam đang chuyển đổi số, vai trò của ví điện tử chính là cung cấp những dịch vụ tối ưu nhất, tiện lợi nhất cho người dân, như một cánh tay nối dài cho dịch vụ Mobile Money", ông Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia nghiên cứu công nghệ tài chính, nhận định.
Theo giới trong ngành, một trong những thách thức lớn khi triển khai tiền di động trong thời gian tới là làm sao kéo giảm chi phí thanh toán để đủ cạnh tranh với các hình thức thanh toán điện tử khác, đủ khuyến khích thị trường sử dụng. Ước tính, thông thường chi phí thanh toán Mobile Money ở mức trên 5%, trong khi phí thanh toán bằng thẻ trung bình là 1%.
VTV.vn - Để sử dụng dịch vụ Mobile Money, khách hàng cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.71255620021301202-yenom-elibom-iahk-neirt-peihgn-hnaod-ed-neik-ueid/et-hnik/nv.vtv