vĐồng tin tức tài chính 365

Hà Nội đưa ra nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho nông dân

2021-03-12 08:18

Dù số tiền thất thu với mỗi hộ nông dân cũng chạm 5 triệu đồng/sào nông sản nhưng xác định nguyên nhân khách quan từ dịch COVID-19 nên người nông dân tại xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP.Hà Nội) gác lại nỗi buồn, khẩn trương chuẩn bị cho một mùa vụ mới. Còn lãnh đạo huyện Mê Linh cũng đã đưa ra hàng loạt giải pháp để tìm đầu ra cho hàng hoá nông sản của người dân trên địa bàn.

Hối hả vào mùa vụ mới

Ghi nhận của PV Báo Lao Động những ngày gần đây (9, 10.3), tại địa bàn thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh), nhiều loại nông sản vẫn “trắng đồng”.

Vụ mùa vừa qua, gia đình ông Nguyễn Văn Khánh (SN 1962, xã Tráng Việt) canh tác khoảng 8 sào. Trong đó, chủ yếu là cà chua, súp lơ và xu hào.

Thời gian qua, mặc dù đã đến vụ thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến đầu ra bị “tắc”, ông Khánh phải chấp nhận vứt bỏ khoảng 10 tấn rau củ. Theo ông, chỉ tính sơ số nông sản được vụ và phải vứt bỏ cũng lên đến 5 triệu đồng/sào.

Trong thời gian tới, ông Khánh dự kiến sẽ trồng ngô, dưa chuột trên chính những sào ruộng la liệt củ quả đang ủng dần.

Bà Hoàng Thị Anh (sinh năm 1969, thôn Đông Cao) cũng tương tự. Vụ mùa vừa qua, gia đình bà Anh canh tác khoảng 10 sào ruộng, chủ yếu là trồng củ cải. Thế nhưng, do dịch bệnh, không có đầu ra, số nông sản phải loại bỏ của gia đình bà Anh cũng lên đến 7 sào, ước tính số tiền thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.

Tuy nhiên, do xác định được dịch bệnh COVID-19 là nguyên nhân khách quan nên bà Hoàng Thị Anh chấp nhận thiệt hại và “tranh thủ” tái sản xuất.

Bà Anh cho biết: “Thiệt hại 30 triệu đồng chưa tính công chăm bón. Với người nông dân chúng tôi, số tiền này là rất lớn, vì thu nhập cả năm chỉ biết trông chờ vào thành quả từ những ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Vụ mùa mới, tôi chuyển sang trồng cây cải ngồng. Mặt hàng này có giá bán tại ruộng khoảng 10.000 đồng/kg nên hy vọng, gia đình tôi sẽ thu được phần nào thất thu trong vụ mùa mới”.

Giữ thương hiệu vùng chuyên canh Mê Linh

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đàm Văn Đua - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt) - cho hay, giai đoạn này, đơn vị đang hỗ trợ và yêu cầu bà con nông dân xử lý số nông sản dư thừa còn lại, đồng thời vệ sinh đồng ruộng.

Đơn vị giúp bà con thay thế giống cây mới phù hợp giữ được thương hiệu vùng chuyên canh của địa phương.

Ông Đua nói rằng: “Hiện tại, chỉ còn một số hộ chậm triển khai xử lý số nông sản dư thừa. Dự kiến đến ngày 12.3, toàn bộ số nông sản này sẽ được xử lý. Bà con nông dân cũng đang chuyển dần mô hình sang trồng cải ngồng và đông dư. Đây là những loại nông sản thuộc loại rau ăn lá phù hợp chuyên canh trong thời gian này”.

Cũng theo ông Đua, song song với hoạt động loại bỏ những nông sản không còn đáp ứng được nhu cầu thị trường, đơn vị đã hỗ trợ nông dân tìm nguồn đầu ra từ các chợ thương lái, chợ đầu mối tại các địa phương.

Đồng thời, đơn vị triển khai các hoạt động tuyên truyền, định hướng, thông báo trực tiếp trên hệ thống truyền thanh đến cho bà con nông dân về các chủng loại giống cây phù hợp, tránh tình trạng gieo tràn lan, không để cung vượt cầu; từ đó, mới có thể hạn chế được sự tồn đọng của nông sản trên vùng sản xuất.

Theo ông Phạm Thành Đô - Trưởng Phòng Kinh tế huyện Mê Linh - để giúp bà con nông dân tìm đầu ra cho nông sản, bằng sự nỗ lực của chính quyền địa phương, một số chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản giữa HTX DVTH Đông Cao với các doanh nghiệp đã được hình thành.

Ngoài ra, có khoảng 40 thương lái thường xuyên thu mua nông sản ngay tại ruộng. Đây là hình thức liên kết chủ yếu trong sản xuất rau, củ tại xã Tráng Việt.

Nói về giải pháp tiêu thụ nông sản cho người dân, ông Lê Văn Khương - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh - cho hay, trong thời gian tới, huyện Mê Linh sẽ giám sát chặt chẽ việc ký hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa người dân với thương lái để đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm ở khâu đầu ra. Việc kiểm soát này không chỉ hạn chế tối đa tình trạng nông sản rớt giá mà còn giữ vững thương hiệu nông sản vùng chuyên canh Mê Linh.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, để người dân yên tâm sản xuất, canh tác nông sản trong vụ mùa mới, đơn vị sẽ tiếp tục giới thiệu, kết nối đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân; đồng thời vận động các doanh nghiệp phân phối, siêu thị… triển khai ký hợp đồng nguyên tắc về bao tiêu sản phẩm nông nghiệp; vận động các doanh nghiệp chế biến thu mua để sản xuất chế biến nước trái cây…

Tuy nhiên, để người dân có định hướng rõ ràng trong khâu canh tác, sản xuất, Sở Công Thương cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Mê Linh tập trung thông tin kịp thời tới các hộ sản xuất đảm bảo cân đối cung cầu theo nhu cầu thị trường, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn; kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn để phối hợp với Sở Công Thương đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ…

Xem thêm: odl.551888-nad-gnon-ohc-nas-gnon-uht-ueit-pahp-iaig-ueihn-ar-aud-ion-ah/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hà Nội đưa ra nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho nông dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools