Dù kết quả nghiên cứu của Fitch Solutions thấp hơn mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% mỗi năm được Chính phủ Việt Nam đề ra cho giai đoạn 2021 - 2025, tổ chức này cho biết vẫn có nhiều điểm sáng.
Đơn cử, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết gần đây sẽ giúp nền kinh tế mở rộng khả năng tiếp cận thị trường bên ngoài. Việt Nam cũng sẽ không bị phụ thuộc quá mức vào một đối tác thương mại duy nhất.
Điểm tích cực khác là Việt Nam có kế hoạch ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cao. Tuy nhiên, Fitch Solutions cũng lưu ý, vấn đề này đòi hỏi phải nâng cao trình độ kỹ năng, vốn là thứ chỉ có thể cải thiện từ từ trong 10 năm tới.
"Chúng tôi cho rằng thiếu hụt kỹ năng sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của đất nước trong chuỗi giá trị", tổ chức này nhấn mạnh.
Việt Nam đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách 3,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 5 năm tới, đồng thời duy trì nợ công ở mức 47,5% GDP, dưới mức giới hạn là 65%. Với tiềm năng tăng trưởng kinh tế khả quan của Việt Nam, Fitch cho rằng đây là một mục tiêu khả thi.
Do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 2,9%.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế trên thế giới đạt tăng trưởng dương, cao hơn cả Trung Quốc (2,3%), trong khi phần lớn các nền kinh tế khác tăng trưởng âm.
Các nhà kinh tế của Ngân hàng Bank of America cũng dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021, với mức 9,3% trong năm 2021, cao hơn dự báo của Ngân hàng Thế giới.
VTV.vn - Để tận dụng gói kích thích 1.900 tỷ USD của Mỹ và đạt được mức tăng trưởng GDP 6,5 - 7%, Việt Nam buộc phải tăng cường xuất khẩu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.62005219021301202-man-iom-56-hnib-gnurt-gnat-es-man-teiv-pdg-snoitulos-hctif/et-hnik/nv.vtv