Theo nhận định được đưa ra trong Báo cáo Tác động của dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp sau 1 năm được Ngân hàng Thế giới phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố sáng 12/3, gần 90% doanh nghiệp Việt Nam chịu tác động bởi đại dịch COVID-19 trong năm qua.
Trên 100.000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường. Hơn 1/3 số doanh nghiệp phải cho lao động nghỉ việc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là nhóm chủ động thích ứng theo hướng tích cực để sớm phục hồi nhất trên thế giới.
Tác động của dịch COVID-19 với doanh nghiệp ở một số ngành là đặc biệt lớn. Với doanh nghiệp tư nhân, lần lượt là các ngành như: may mặc, thông tin truyền thông, sản xuất thiết bị điện… Khó khăn lớn nhất với doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền, quản trị lao động, và chuỗi cung ứng đứt gãy.
Doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm chủ động thích ứng nhất với dịch COVID-19. Ảnh minh họa - Dân trí.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những tín hiệu tích cực về việc thích ứng của doanh nghiệp. Theo đó, 92% doanh nghiệp tư nhân chủ động tiến hành giảm thiểu tác động dịch COVID-19 bằng cách mua sắm, bảo hộ phòng dịch, chuyển đổi mô hình hoạt động, chuỗi cung ứng, dự trữ hàng hoá… đặc biệt quá trình chuyển đổi số tăng tốc nhanh hơn, kinh doanh qua các nền tảng online rơi vào tháng 6 đến tháng 10.
Cùng với đó là nỗ lực thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá thủ tục thông qua số hoá. Đây là một trong những hỗ trợ hiệu quả và kịp thời của Chính phủ cùng với gia hạn đóng thuế VAT, gia hạn đóng thuế thy nhập doanh nghiệp và gia hạn nộp tiền thuê đất.
Tuy nhiên, khảo sát cũng chỉ ra việc vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động là khó tiếp cận nhất. Các thủ tục tiếp cận tín dụng cũng đưa ra điều kiện còn khó khăn với các doanh nghiệp. Do đó, trước mắt cần tháo gỡ được vốn lưu động cho các các doanh nghiệp. Tính toán giảm thuế cho doanh nghiệp hoặc thậm chí miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và duy trì chính sách này thêm trong ít nhất 1 năm nữa.
Các chuyên gia quốc tế nhận định nếu như các giải pháp về thuế, phí, hỗ trợ tiếp cận tín dụng có dư địa không nhiều vì những giới hạn ngân sách thì những giải pháp cải cách thủ tục hành chính nhìn chung dễ thực hiện hơn và vốn đã được thúc đẩy trong suốt thời gian qua.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.51633814121301202-91-divoc-hcid-iad-iob-gnod-cat-uihc-teiv-peihgn-hnaod-09-nag/et-hnik/nv.vtv