vĐồng tin tức tài chính 365

Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Masan giảm hơn 26.800 tỉ đồng

2021-03-12 22:17

Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Masan giảm hơn 26.800 tỉ đồng

Vân Phong

(KTSG Online) -  Khoản lỗ sau thuế chưa phân phối ở mức 25.200 tỉ đồng là nguyên nhân chính khiến vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan đã giảm từ 51.888 tỉ đồng xuống còn 25.030 tỉ đồng.

Thương vụ đầu tư vào CrownX khiến Masan phải ghi nhận giảm 22.020 tỉ đồng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ảnh minh họa: TTXVN

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 được kiểm toán của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan đã làm rõ thông tin về khoản lỗ sau thuế chưa phân phối ở mức 25.200 tỉ đồng. 

Theo đó, khoản lỗ này chủ yếu do các giao dịch với cổ đông không kiểm soát trong CrownX, công ty được hình thành từ việc hợp nhất giữa Công ty TNHH MasanConsumerHoldings và Công ty cổ phần Phát triển và Thương mại Dịch vụ VCM - đơn vị sở hữu hệ thống Vinmart, Vinmart+.

Cụ thể, Masan đã mua thêm 14,8% vốn chủ sở hữu của CrownX với tổng số tiền là 23.692 tỉ đồng trong tháng 6-2020 và tháng 8-2020. Sau giao dịch, lợi ích kinh tế của Masan Group tại CrownX tăng từ 70% lên 84,8%. Phần giá trị ghi sổ tương ứng của phần tài sản thuần mua lại chỉ có 1.672 tỉ đồng. Nghiệp vụ này khiến Masan phải ghi nhận giảm 22.020 tỉ đồng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Ngoài ra, Masan Group còn ghi giảm 4.696 tỉ đồng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối liên quan đến giao dịch mua thêm cổ phần của VCM từ 58,6% lên 80,1%. Tập đoàn này còn thực hiện một loạt các giao dịch khác cũng ảnh hưởng hàng trăm tỉ đồng đến lợi nhuận chưa phân phối như giao dịch tăng sở hữu tại Masan MeatLife, tăng sở hữu tại Công ty Hàng tiêu dùng Masan (MSC).

Các khoản lời hoặc lỗ từ việc công ty mẹ mua bán cổ phần, thay đổi tỷ lệ sở hữu tại công ty con hiện hữu sẽ được ghi nhận vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất, theo quy định tại Thông tư 202/2014 của Bộ Tài chính.

Kết quả, vốn chủ sở hữu của Masan được đơn vị kiểm toán xác định là 25.030 tỉ đồng tại thời điểm 31-12-2020, giảm hơn 26.800 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm. Còn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp ở mức hơn 2.182 tỉ đồng, giảm 26.376 tỉ đồng so vớ thời điểm đầu năm.

Đáng chú ý, tổng nguồn vốn của Masan tăng từ mức 97.297 tỉ đồng lên 115.700 tỉ đồng, dù vốn chủ sở hữu giảm. Nguyên nhân là doanh nghiệp tăng số nợ vay và phát hành trái phiếu.

Cụ thể, tổng nợ vay, trái phiếu phát hành và nợ thuê tài chính của Masan là hơn 62.000 tỉ đồng tính tới 31-12-2020, tăng gần 32.000 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm, gồm 22.545 tỉ đồng nợ ngắn hạn và 39.466 tỉ đồng nợ dài hạn.

Đặc biệt, giá trị trái phiếu không đảm bảo do doanh nghiệp phát hành gần 17.671 tỉ đồng, cao hơn 12 lần so với thời điểm đầu năm. Còn giá trị trái phiếu có đảm bảo là hơn 17.418 tỉ đồng, cao hơn 41% so với thời điểm đầu năm.

Kết quả, cấu trúc vốn của doanh nghiệp bị mất cân đối khi tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 3,6 lần ở thời điểm cuối năm 2020, trong khi tỷ lệ này là 0,88 ở thời điểm cuối năm 2019.

Xem thêm: lmth.gnod-it-00862-noh-maig-nasam-naod-pat-auc-uuh-os-uhc-nov/125413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Masan giảm hơn 26.800 tỉ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools