vĐồng tin tức tài chính 365

Khi nào việc vay nợ trở thành quan hệ hình sự?

2021-03-13 18:37

Việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay tiền thì các bên có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Nhiều trường hợp vay tiền để kinh doanh nhưng rơi vào cảnh thua lỗ, mất khả năng chi trả.

Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

Theo đó, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Không thể lấy lý do không có khả năng trả nợ để từ chối thực hiện nghĩa vụ. Nếu không trả nợ đúng hạn, bên vay có thể phải chịu thêm một khoản phạt vi phạm.

Trong trường hợp bên vay có tài sản đảm bảo, bên cho vay có quyền thu giữ tài sản đảm bảo đó. Ngoài ra, bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để đòi nợ. Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án đó thì bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án bằng cách kê biên tài sản của bên vay tiền để phát mại lấy tiền trả cho bên cho vay... Tuy nhiên, khi đã có bản án, nếu bên cho vay không còn tài sản nào có thể xử lý để thi hành án thì cơ quan thi hành án cũng "đành chịu". Trong trường hợp này, bên cho vay chịu rủi ro với khoản nợ đó.

Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự - người vay tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu: Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự hợp pháp thì sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 2015.

Trường hợp người vay tiền không gian dối, không bỏ trốn, không sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp thì bên cho vay tiền chỉ có thể khởi kiện người vay tiền đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Xem thêm: odl.637888-us-hnih-eh-nauq-hnaht-ort-on-yav-ceiv-oan-ihk/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags: vay

“Khi nào việc vay nợ trở thành quan hệ hình sự?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools